c. Đánh giá năng lực phát triển các năng lực cốt lõi của DN
1.3. Yếu tố ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm nâng cao Năng lực cung ứng hàng hóa đối với các DNVN.
hàng hóa đối với các DNVN.
1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng
Theo lý thuyết về quản trị kinh doanh và thương mại đã được nghiên cứu, năng lực cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp sẽ chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành kinh doanh, và môi trường nội tại DN. Tuy nhiên, khi phân tích nguồn lực cốt lõi của DN ở phần trên đã đề cập tới sự ảnh hưởng của nguồn lực nội đến năng lực cung ứng hàng hóa của DN. Do đó phần này của luận văn sẽ đề cập đến những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường ngành kinh doanh ảnh hưởng đến năng lực cung ứng hàng hóa của DN.
a) Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế được xem xét, đánh giá dựa trên cơ sở các chỉ tiêu chung của kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội ( GDP), tình hình tài chính quốc gia ( lãi suất, tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư….), hay các yếu tố về khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, các chỉ số tăng trưởng các ngành, giá trị sản xuất…ảnh hưởng đến năng lực cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Trong số những yếu tố đó, có những yếu tố tác động tích cực và cũng có những yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động cung ứng hàng hóa của DN. DN cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng để tận dụng những thời cơ và tìm cách né tránh cũng như khắc phục những ảnh hưởng do bất ổn của nền kinh tế, biến những bất ổn của nền kinh tế thành bàn đạp để vươn lên so với các đối thủ cạnh tranh.
b) Môi trường Chính trị - Pháp luật
Môi trường chính trị có thể kể đến như những thể chế chính trị của một đất nước. Một chế độ chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế của nước đó. Chế độ chính trị còn cho thể hiện mức độ dễ dàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hay nhập khẩu các loại nguyên liệu, hàng hóa từ nước này sang nước khác. Các đạo luật liên quan chặt chẽ đến hoạt động của nền kinh tế như: luật doanh
nghiệp và các văn bản hướng dẫn, trong thời gian tới các doanh nghiệp còn chịu sự chi phối bởi các bộ Luật liên quan đến kinh doanh điện tử và thương mại điện tử: Luật giao dịch điện tử (1/3/2006), Luật công nghệ thông tin ( 29/6/2007), và Luật thương mại quốc tế… Ngoài ra còn có một số sản phẩm chịu các loại thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…DN cần nghiên cứu kỹ những ảnh hưởng của môi trường chính trị và pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
c) Môi trường khoa học - công nghệ
Đây là lực lượng vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các DN nói chung, DN sản xuất kinh doanh hàng hóa nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép các DN có được các nhà nghiên cứu, đội ngũ nhân viên có tri thức, có tay nghề…áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ cho phép các DN có được những dây chuyền sản xuất hiện đại cho năng suất và chất lượng cao hơn. Tất cả những điều đó có tác động mạnh mẽ đến khả năng cung ứng hàng hóa của DN.
d) Môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội.
Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những yếu tố này được chấp nhận và tôn trọng bởi một nền văn hóa cụ thể hay một xã hội. Thông thường đây là những yếu tố có chi phối và tác động khá mạnh mẽ đến việc hình thành yếu tố văn hóa DN, truyền thống, cách thức sinh hoạt, lễ nghi,… của các DN. Và những yếu tố này còn tác động đến thói quen tiêu dùng, thói quen và tâm lý sử dụng sản phẩm của các cá nhân và tổ chức. Sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường văn hóa xã hội thường chịu ảnh hưởng của sự tác động lâu dài của các yếu tố tự nhiên và lịch sử, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn.
e) Môi trường ngành kinh doanh
Môi trường ngành kinh doanh là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến yêu cầu nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Theo M. Porter, Ông đưa ra năm áp lực cạnh tranh trong ngành. Bao gồm: nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh
tranh tiềm năng; các đội ngũ cạnh tranh hiện tại trong ngành; áp lực từ các sản phẩm thay thế; áp lực từ khách hàng; áp lực từ phía nhà cung ứng. Với những phân tích trên, sức mạnh của các áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh, và mức độ lợi nhuận trong ngành, qua đó ảnh hưởng đến khả năng, năng lực cung ứng hàng hóa của DN.
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa
1.3.2.1. Kinh nghiệm nâng cao Năng lực cung ứng hàng hóa của các Doanh nghiệp nước ngoài.
a) Kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của tập đoàn Wal – Mart. Khi nhắc đến tập đoàn Wal-Mart, không ai có thể phủ nhận đây là hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới và là biểu tượng thành công đầy tự hào của nước Mỹ. Thương hiệu Wal-Mart ngày càng lớn mạnh và phát triển như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp rất lớn của người điều hành và sáng lập tài năng: Sam Walton. Ông nắm giữ 20% cổ phần của Wal-Mart trị giá 28 tỷ USD, Sam Walton vẫn không ngừng mở rộng biên giới hệ thống các cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới này. Là chủ nhân một “vương quốc” với hơn 400.000 nhân viên, ông luôn trung thành với phương châm: nhân viên luôn là gia đình thứ hai của ông.
Để nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của tập đoàn Wal – Mart, Sam Walton đã chú y đến những vấn đề sau:
- Đề xuất giá trị: Đề xuất giá trị của Walmart dựa trên giải pháp cho KH là giá rẻ mỗi ngày. Đề xuất giá trị này được ngầm hiểu là KH sẽ không phải chờ đợi để có giá tốt nhất mà ngày nào cũng có thể mua hàng với mức giá thấp. Để làm được điều này, Walmart đã không những bán hàng tiện nghi với nhiều chủng loại mặt hàng và dịch vụ, mà còn là nơi dừng chân mua sắm một lần, nơi mà KH có thể mua từ cây kim, sợi chỉ đến hàng công nghiệp. Với đề xuất giá trị này, KH sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, nâng cao năng lực cung ứng cho DN.
- Kênh phân phối: Để phân phối đề xuất giá trị giá rẻ mỗi ngày đến được với các phân khúc KH, Walmart xây dựng hệ thống bán hàng trực tiếp. Walmart cũng
thường xuyên trao đổi liên lạc với KH qua các phương tiện truyền thoong với chi phí thấp đặc biệt tận dụng triệt để mạng internet.
- Quan hệ KH và phân khúc KH: Walmart thiết lập quan hệ KH dựa trên cơ sở tự phục vụ và tự động hóa song song với việc kết hợp các sản phẩm cần thiết gần nhau. Walmart phân loại KH thành 3 nhóm chính là: brand aspirations ( những người có thu nhập thấp thích hàng hiệu), price sensitive effluents( những người mua sắm giàu có nhưng thích giá rẻ), và value price shoppers( những người thích giá rẻ nhưng không thể mua nhiều).
- Các hoạt động then chốt: Walmart tập trung vào 3 hoạt động then chốt là: mua hàng, phân phối và kiểm soạt chi phí.
- Nguồn lực then chốt: Nguồn lực vật lý bao gồm kho bãi và hậu cần. Nguồn lực con người bao gồm các giám đốc có kinh nghiêm, các giám đốc kho. Văn hóa công ty tập trung vào cải thiện bản thân, kỷ luật và trung thành.
b) Kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của nước giải khát coca cola. Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca-Cola là dược sĩ John Pemberton và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Griggs Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại thức uống ngon lành và tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.
Chiến lược định vị thị trường: Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà
và một số loại khác. Có thể nói ngoài thành công khi coca cola lựa chọn nhiều thị trường tiêu thụ, thì đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhiều đối tượng KH cũng là điểm mạnh giúp hãng có được thương hiệu như ngày nay.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.
Có thể nói, năng lực marketing sản phẩm của tập đoàn vô cùng lớn. Ở hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng: TV, báo, tạp chí, website ở các nước khác nhau, ta có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm.
Coca cola rất quan tâm đến KH và hiểu về từng đối tượng KH khác nhau. Ở các quốc gia có nền văn hóa khác nhau nhưng sản phẩm coca cola vẫn luôn được ưa chuộng và tin dùng.
1.3.2.2. Bài học rút ra cho Doanh nghiệp Việt nam
Với những kinh nghiệm nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của các DN trên, vận dụng vào môi trường kinh doanh của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho các DN trong việc nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa:
Thứ nhất, phải xác lập một chiến lược kinh doanh dài hạn (ít nhất 10 năm) để phát triển đồng bộ hệ cung ứng hàng hóa theo triết lý khách hàng và định hướng thị trường mục tiêu.
Thứ hai, năng lực cung ứng hàng hóa của DN phải lấy thị trường mục tiêu nhu cầu khách hàng trọng điểm là điểm xuất phát, là mục tiêu và đảm bảo năng lực cung ứng hàng hóa không phân biệt với các đối tượng khách hàng, với các đoạn thị trường.
Thứ ba, nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN phải phù hợp với điều kiện và nguồn lực của DN đồng thời tạo điều kiện để phát triển đồng bộ năng lực cung ứng giá trị, năng lực cốt lõi, năng lực cạnh tranh động...
Thứ tư, chú trọng nỗ lực đầu tư phát triển các năng lực cốt lõi tạo nền tảng phát triển các năng lực cung ứng thực tế của DN. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất; năng lực của đội ngũ nhân sự; năng lực của nhân sự marketing và thương mại; năng lực quản trị năng lực cung ứng hàng hóa trên cơ sở giá trị và tri thức.
Thứ năm, vận dụng đồng bộ các công cụ để xây dựng năng lực cung ứng động đối với các DN, trọng tâm và chú trọng đặc biệt tới các công cụ: chào hàng thị trường, chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm thông qua quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng và định vị thương hiệu... đảm bảo từng bước định vị thế DN trên thị trường quốc tế.
Thứ sáu, chủ động tham gia liên kết với các DN quốc tế tạo lập các liên minh chiến lược, đồng thời liên kết với các DN trong nước nhằm tạo tiền đề cho nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN.
CHƯƠNG 2