c. Đánh giá năng lực phát triển các năng lực cốt lõi của DN
1.2.2. Khái niệm và Quy trình nâng cao Năng lực cung ứng hàng hóa của Doanh nghiệp:
nghiệp:
1.2.2.1. Khái niệm và sơ đồ quy trình nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN.
a) Khái niệm: Từ khái niệm về năng lực cung ứng hàng hóa của DN và xem xét các tiêu chí đánh giá năng lực cung ứng hàng hóa của DN được trình bày ở trên, cho phép tác giả xác lập khái niệm nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa cho DN:” Nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN được hiểu là sự phát triển một cách có hệ thống, theo trình tự và có ưu tiên các nguồn lực cốt lõi của đơn vị, các chỉ số năng lực cung ứng giá trị và các chỉ số năng lực cạnh tranh động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của DN trong dài hạn”.
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- Nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN là cả một quá trình phức tạp, trong đó, các bước quan trọng là nâng cao được các năng lực cốt lõi của đơn vị, tiếp theo là các chỉ số năng lực cung ứng giá trị, và cuối cùng là các chỉ số năng lực cạnh tranh động.
- Không phải nâng cao tất cả các chỉ số là năng lực cốt lõi, năng lực cung ứng giá trị hay năng lực cạnh tranh động, mà chỉ lựa chọn ra những chỉ số thực sự quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cung ứng hàng hóa của DN để tiến hành xem xét và đánh giá.
- Với mức độ quan trọng khác nhau, phải phát triển có ưu tiên cho các tham số của chỉ số trong quy trình.
b) Sơ đồ quy trình nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN.
Từ những phân tích trên cho phép tác giả mô hình hóa quy trình nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp được tóm tắt qua hình 2.6.
1.2.2.2. Nội dung cơ bản các bước trong quy trình nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN.
Với sơ đồ được trình bày dưới đây, để nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN thì trước hết đơn vị cần:
- Phân tích, dự báo tình thế, và xác lập định hướng chiến lược nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN. Các nhà quản trị DN cần phải phân tích thực trạng
năng lực cung ứng hàng hóa của mình đang ở vị trí nào, có những điểm mạnh và điểm yếu gì so với đối thủ cạnh tranh. Tiến hành dự báo xu hướng biến động và định hướng cho chiến lược nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa cho DN mình.
- Xác định quan điểm, mục tiêu và nguồn nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần tiến hành trước khi phát triển, nâng cao
năng lực cung ứng hàng hóa. Nhà quản trị cần xác định quan điểm nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa là gì, mục tiêu của nó ra sao. Đây là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn? Thông thường mục tiêu của nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa đối với các DN đang trên đà phát triển là trong dài hạn, là mục tiêu kinh doanh của bất cứ DN kinh doanh sản xuất hàng hóa nào. Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa phải dựa trên nguồn lực hiện có và khả năng hiện tại của DN đến đâu. DN không thể đề ra những chiến lược, định hướng phát triển mà mình không có đủ tiềm năng thực hiện nó
- Phát triển hài hòa, cân đối, và có ưu tiên các nguồn lực cốt lõi của hệ thống cung ứng hàng hóa của DN. Trong khái niệm về năng lực cung ứng được phân tích
ở trên, thì năng lực cốt lõi thể hiện nguồn lực của DN, yếu tố đầu tiên để nâng cao năng lực cung ứng. Năng lực cốt lõi của DN thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, không phải bất cứ năng lực cốt lõi nào cũng ảnh hưởng đến năng lực cung ứng hàng hóa. Ta chỉ chọn ra một số năng lực cốt lõi điển hình, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cung ứng hàng hóa và xếp thứ tự chúng theo các mức độ quan trọng khác nhau.
Phát triển hài hòa, cân đối và có ưu tiên các nguồn lực cốt lõi của hệ thống cung ứng hàng hóa của DN
Xác lập quan điểm, mục tiêu và nguồn nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN
Phân tích, dự báo tình thế và xác lập đinh hướng chiến lược nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN
Nâng cao có lựa chọn theo hướng tối đa hóa và cân bằng các chỉ số năng lực cung ứng giá trị của DN
Đánh giá, kiểm soát và điều hòa hệ thống năng lực cung ứng
hàng hóa của DN theo thời gian thực hiện
Phát triển theo thời cơ và bối cảnh các chỉ số năng lực cạnh tranh động của hệ thống cung ứng hàng hóa của DN
Giải pháp cho thực chất thứ hai
Giải pháp cho thực chất thứ ba
Nguồn: tác giả
Hình 1.5: Mô hình quy trình nâng cao năng lực cung ứng hàng hóa của DN
- Nâng cao có lựa chọn theo hướng tối đa hóa và cân bằng các chỉ số năng lực
cung ứng giá trị của DN. Đối với giải pháp thứ 2 để nâng cao năng lực cung ứng
giá trị. DN kinh doanh hàng hóa, cung ứng rất nhiều giá trị cho KH. Tuy nhiên, phải lựa chọn những giá trị mà DN có thế mạnh, có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó, làm sao tối đa hóa được lợi nhuận, đạt được sức mạnh kinh doanh bền vững.
- Phát triển theo thời cơ và bối cảnh các chỉ số năng lực cạnh tranh động của hệ thống cung ứng hàng hóa của DN. Việc nâng cao các tham số của chỉ số năng
lực cạnh tranh động trong hệ thống không thể tùy tiện và bừa bãi. Đây là những tham số ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. KH là người đánh giá chính xác nhất năng lực cạnh tranh động của DN: Mức khác biệt nổi trội của chào hàng thị trường, mức độ tin cậy và lợi ích gia tăng về sản phẩm. Ở những thời điểm khác nhau, nhu cầu của KH là khác nhau, và đánh giá của KH về DN là khác nhau. Do vậy, việc nâng cao các tham số các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh động của DN phải dựa theo thời cơ và bối cảnh của thị trường.
- Đánh giá, kiểm soát và điều hòa hệ thống năng lực cung ứng hàng hóa của DN theo thời gian thực hiện. Sau khi nâng cao các tham số của chỉ số năng lực cốt
lõi, năng lực cung ứng giá trị và năng lực cạnh tranh động của DN. Nhà quản trị cần có những đánh giá, kiểm soát và điều hòa các tham số trong hệ thống một cách phù
hợp theo thời gian. Bởi ở những thời gian khác nhau thì độ quan trọng hay cách thức nâng cao các tham số năng lực cung ứng hàng hóa là khác nhau.