Giải pháp Nâng cao năng lực cung ứng thiết bị điện cơ theo cách tiếp cận cạnh tranh dựa trên hành vi khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao Năng lực cung ứng Thiết bị điện cơ trên địa bàn Miền bắc của Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội (Trang 95)

II Phân theo trình độ lao động

3.2.3. Giải pháp Nâng cao năng lực cung ứng thiết bị điện cơ theo cách tiếp cận cạnh tranh dựa trên hành vi khách hàng.

cạnh tranh dựa trên hành vi khách hàng.

Theo cách tiếp cận năng lực cung ứng thiết bị điện cơ dựa trên hành vi khách hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

- Nâng cao mức độ hấp dẫn của chào hàng thị trường về các khía cạnh: giá, sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu, nâng cao khả năng thuyết phục KH của nhân viên bán hàng, nhân viên marketing giới thiệu sản phẩm.

Trước hết là khía cạnh giá. Nền kinh tế mở cửa sẽ là điều kiện thuận lợi để công ty tiếp xúc với nền sản xuất hiện đại bên ngoài, cùng với việc tìm kiếm nguồn NVL

đầu vào có chất lượng cao, giá thành giảm, áp dụng KH – CN tiên tiến để giảm giá thành sản xuất, giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Với sản phẩm, tăng tính năng, độ an toàn, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm, tăng chất lượng dịch vụ đi kèm: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng sản phẩm chi tiết, tăng thời gian bảo hành, sửa chữa sản phẩm..tạo điểm khác biệt về hình ảnh sản phẩm cho công ty: màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ nhỏ gọn vận chuyển và vận hành dễ dàng…

Tạo độ tin cậy và lợi ích gia tăng khi KH mua và sử dụng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm sẽ được KH cảm nhận ngay cả trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm. Để tạo độ tin cậy, cần tạo lòng tin cho KH ngay từ thương hiệu của công ty. Có được điều này, công ty HEM cần tạo mối quan hệ khăng khít, thân thiện giữa công ty và KH. KH ở đây không phải chỉ là KH mục tiêu của công ty, mà ngay cả những KH mới, KH tiềm ẩn cũng phải được quan tâm, chăm sóc. Tăng lợi ích gia tăng khi KH sử dụng sản phẩm của công ty bằng thái độ phục vụ nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc KH, sự khác biệt về sản phẩm công ty với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

- Về mức độ danh tiếng và tín nhiệm của thương hiệu DN:

Đầu tư xây dựng giá trị thương hiệu theo quy trình gồm 3 bước cơ bản: Đánh giá và định hướng thương hiệu => Xây dựng bản sắc thương hiệu => Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và các biện pháp tác động.

Xây dựng là thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu, đặc biệt chú trọng tới chiến lược quảng cáo và bán hàng trực tuyến trên website và internet.

Thiết kế hệ thống đánh giá giá trị và sức mạnh của thương hiệu. Từ đó tiến hành đánh giá, tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất để phát huy giá trị, sức mạnh thương hiệu của công ty.

- Tăng mức độ linh hoạt của Công ty trong thay đổi nhu cầu KH và thị trường.

Theo đánh giá thực trạng, đây là chỉ số có điểm đánh giá thấp nhất, mức trung bình khá. Đơn vị cần tăng cường nghiên cứu thị trường và hành vi của KH để có những chiến lược đáp ứng kịp thời với sự thay đổi trong nhu cầu KH và thị trường. Điều này đòi hỏi công ty phải:

Xây dựng mô hình cấu trúc tổ chức đáp ứng các yêu cầu thực hiện chiến lược kinh doanh. Có thể áp dụng mô hình cấu trúc theo chức năng, nhiệm vụ hay theo sản phẩm, khu vực địa lí.. Tuy nhiên, mô hình cấu trúc tổ chức ở đây phải đảm bảo tính hợp lí, chặt chẽ, thông suốt giữa các bộ phận. Thiết kế và triển khai hiệu quả hệ thống thông tin quản lí doanh nghiệp, đảm bảo dòng thông tin quản lí thông suốt, cập nhật được cung ứng đúng địa chỉ; Dòng thông tin ở đây được hiểu là thông tin từ nhà quản trị công ty, đến trưởng các bộ phận, phòng ban, đến nhân viên công ty, đến KH và theo chiều ngược lại. Tuy nhiên, với nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường thì chức năng nhiệm vụ chính thuộc về phòng kinh doanh công ty. Tác giả kiến nghị cơ cấu tổ chức nhân sự đảm bảo luồng thông tin thông suốt, hiệu quả (hình 3.1)

Với cơ cấu tổ chức nhân sự bên dưới, luồng thông tin từ nhu cầu của KH sẽ được phản ánh với các nhân viên phụ trách các nhóm KH, nhân viên phụ trách này có trách nhiệm báo cáo lên các giám sát khu vực thị trường. Tiếp đó, thông tin sẽ được báo lên phòng kinh doanh công ty. Tổng hợp kết quả và báo cáo lên ban lãnh đạo công ty. Tại đây, ban lãnh đạo sẽ xử lí thông tin và đưa ra các quyết định mang tính kịp thời, những quyết định nhanh chóng được đưa xuống phòng Kinh doanh, đến các giám sát, đến nhân viên phụ trách nhóm, và đến KH. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có những trách nhiệm nhất định để góp phần đảm bảo tính kịp thời của thông tin phản ánh nhu cầu của KH.

Hình 3.1: Cơ cấu nhân sự trong tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần chế tạo điện cơ Hà nội

Nâng cao năng lực quản trị sự thay đổi của môi trường, thị trường kinh doanh thiết bị điện cơ. Các DN sản xuất kinh doanh hàng hóa luôn phải đón nhận những thay đổi từ phía môi trường và thị trường. Những thay đổi đó diễn ra thường xuyên và liên tục, có những thay đổi là tốt cho các DN, nhưng cũng có những thay đổi gây trở ngại cho sự phát triển của ngành kinh doanh nào đó. Tác nhân của những thay đổi đó là do Khoa học công nghệ, kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội….Nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ để đón đầu và vận dụng những thay đổi đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ.

Chủ động phát huy các lợi thế khi được các bộ, ban, ngành, đoàn thể và nhà nước hỗ trợ. 3.3. Một số kiến nghị vĩ mô Ban lãnh đạo công ty Phòng kinh doanh Giám sát bán sản phẩm tại khu vực thị trường X Giám sát bán sản phẩm tại khu vực thị trường Y Nhân viên phụ trách nhóm KH A Nhân viên phụ trách nhóm KH B Nhân viên phụ trách nhóm KH C Nhân viên phụ trách nhóm KH D

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao Năng lực cung ứng Thiết bị điện cơ trên địa bàn Miền bắc của Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w