II Phân theo trình độ lao động
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ: Trong nền kinh tế hiện nay, nhà nước đóng vai trò
quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước vừa giám sát, vừa bảo hộ cho các DN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế. Chính vì vậy, những quyết định của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công hay thất bại của DN.
Một là, Chủ động hội nhập quốc tế theo hướng tự do hóa thương mại theo lộ
trình hợp tác ASEAN, APEC, WTO. Xóa bỏ dần sự bảo hộ của Nhà nước vào quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Tự do hóa thương quyền giữa các nước ASEAN trước năm 2015. Áp dụng chính sách mở cửa hoàn toàn thị trường đối với mặt hàng kinh doanh thiết bị điện cơ. Nghiên cứu việc tham gia các hiệp hội chuyên ngành điện cơ trong khu vực và quốc tế.
Hai là: Bổ sung các hiệp định kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng việc đàm
phán mới , đàm phán sửa đổi, bổ sung các hiệp định kinh doanh điện và thiết bị điện với các quốc gia nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về thị trường này.
Ba là: Hiện nay hầu hết nguyên vật liệu đầu vào của ngành thiết bị điện cơ phải
nhập khẩu rất bị động và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì vậy Nhà Nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các nhà máy luyện thép, sản xuất các loại thép chế tạo. Hiện nay, ngành chế tạo thiết bị điện cơ cần có lò luyện thép lớn hơn 30 tấn và một số máy rèn dập công suất lớn tới 2.500 tấn để tạo phôi lớn cho gia công sản phẩm. Có như vậy mới giúp ngành sản xuất thiết bị điện cơ chủ động vật tư đầu vào cho sản xuất và tăng cường chuyên môn hóa cho nền kinh tế.
Bốn là: Năng lực cung ứng hàng hóa của DN được quyết định bởi đội ngũ nhân
lực lành nghề. Hiện nay ở Việt Nam thiếu rất nhiều những công nhân được đào tạo bài bản và hiện đại, có tay nghề chuyên môn cao. Điều này đòi hỏi Nhà Nước cần quan tâm mở rộng và tăng năng lực hoạt động cho các trường dạy nghề để họ cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Có cơ chế động viên các trường đại học tích cực đào tạo các kỹ sư giỏi về cơ khí chế tạo. Cần hoàn thiện thể chế của thị trường sức lao động, kích thích di chuyển nguồn nhân lực, tạo sức ép buộc họ phải
nâng cao tay nghề và trình độ để đảm bảo việc làm, thu hút tài năng trong xã hội và đào thải những người không thích ứng được.
Năm là: Nhà Nước đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm tạo chỗ dựa
cho các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường quốc tế. Xúc tiến thương mại là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cung ứng. Xét ở tầm vĩ mô, xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm cũng như những hiểu biết cần thiết về thị trường nước ngoài. Nhà Nước cần nâng cao hơn nữa nhận thức của doanh nghiệp về lĩnh vực này và có các biện pháp hỗ trợ thông qua con đường ngoại giao. Nhà Nước có thể lập các văn phòng đại diện, các cơ quan thương vụ, hội đồng tư vấn xuất khẩu ở nước ngoài tại các thị trường điểm, các khu vực kinh tế lớn. Xây dựng hệ thống chính sách và các biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại ở nước ngoài như khuyến khích doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài những đại lý phân phối hàng hóa, kho ngoại quan, trung tâm trưng bày sản phẩm,… Nhà Nước có thể tổ chức nghiên cứu học tập kinh nghiệm tổ chức và quản lý của một số tổ chức xúc tiến thương mại lớn trên thế giới để sắp xếp và hoàn thiện bộ máy của hệ thống xúc tiến thương mại ở Việt Nam.
Sáu là: Một vấn đề được quan tâm hàng đầu của Nhà Nước ta hiện nay là việc
hoàn thiện chính sách thuế và công cụ thuế. Thuế luôn được coi là một khoản chi phí của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến giá cả và khả năng cung ứng sản phẩm. Chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay thường xuyên thay đổi, đặc biệt là thuế nhập khẩu làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như ngành điện cơ. Chính sách thuế cho phép miễn thuế đối với nhập khẩu thiết bị đồng bộ, trong khi trong nước tự sản xuất thiết bị cho dây chuyền đồng bộ vẫn phải đóng thuế nhập khẩu vật tư thiết bị. Như vậy đã trói buộc nhà sản xuất điện cơ trong nước và lại tạo điều kiện cho nhập khẩu những thiết bị trong nước có thể sản xuất được. Nên chăng Nhà Nước có cơ chế miễn hoặc giảm thuế
nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ chế tạo điện cơ trong nước. Nhà Nước nên tích cực cải cách hệ thống thuế và phí nói chung để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và đảm bảo tính minh bạch của hệ thống thuế. Chính sách thuế cần khuyến khích đầu tư nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Nhà Nước thực hiện hỗ trợ có thời hạn hợp lý và hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng. Công cụ thuế phải trở thành đòn bẩy kích thích đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển chứ không phải là công cụ tận thu vắt kiệt nguồn lực của doanh nghiệp. Chính sách thuế cần được hoàn thiện theo hướng khắc phục thất thu và lạm thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
Bảy là: Nhà Nước cần có các chính sách giúp doanh nghiệp giải quyết các
vướng mắc về vốn. Các doanh nghiệp được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức như gọp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, phát hành trái phiếu, tín phiếu. Cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, các chính sách của Nhà Nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn trực tiếp, gián tiếp và các nguồn vốn khác.
Tám là:Với vai trò là người nhạc trưởng điều tiết các hoạt động trong nền kinh
tế thị trường, nếu Nhà Nước thiết lập được một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định, tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, tiếp tục cải thiện chính sách đầu tư, đảm bảo tính minh bạch hiệu quả của hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho mỗi doanh nghiệp, mỗi thành viên của nền kinh tế nâng cao năng lực cung ứng, hội nhập một cách thuận lợi vào nền kinh tế khu vực và thế giới.