Dự báo Khái quát thị trường thiết bị điện cơ các tỉnh phía bắc nước ta giai đoạn đến 2015, tầm nhìn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao Năng lực cung ứng Thiết bị điện cơ trên địa bàn Miền bắc của Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội (Trang 77)

II Phân theo trình độ lao động

3.1.2. Dự báo Khái quát thị trường thiết bị điện cơ các tỉnh phía bắc nước ta giai đoạn đến 2015, tầm nhìn

đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020

Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh doanh trong nước và ngoài nước đã có những thay đổi mang tính cách mạng. Nó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh doanh, trong đó có lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện cơ. Khi Việt Nam trở thành thành viên của một số tổ chức như: WTO, ASEAN, APEC... và đang trong lộ trình để thức hiện các cam kết trong việc tự do hóa thương mại. Điều này sẽ đem lại những cơ hội nhưng cũng tạo ra các thách thức cho các tổ chức kinh doanh trong nước nói chung và đơn vị kinh doanh thiết bị điện cơ nói riêng.

- Cơ hội: Tự do hóa thương mại đồng nghĩa với việc những rào cản trong thương mại sẽ dần xóa bỏ, cho phép các DN mở rộng thị trường sản phẩm của mình đi quốc tế. Ngoài ra, khi những rào cản thương mại được xóa bỏ, thì Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi, giao lưu, trao đổi công nghệ với các nước tiên tiến trên thế giới. Có thể nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu có chất lượng cao cho việc sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất cung ứng.

- Thách thức: Mặt trái của việc rào cản thương mại được xóa bỏ, là việc càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Thị trường thiết bị điện cơ không chỉ là các DN trong nước, mà sản phẩm của những DN nước ngoài với chất lượng tốt, kiểu dáng mới lạ, tính năng tiện dụng...sẽ xâm nhập đem lại bất lợi cho các DN.

- Khi mức sống của con người ngày càng cao, họ sẽ có những đòi hỏi cao hơn về công nghệ, tính năng, độ an toàn, chất lượng hay mẫu mã...Nếu các DN không đi trước về công nghệ, và thay đổi phù hợp thì sẽ dần bị loại khỏi thị trường.

3.1.2. Dự báo Khái quát thị trường thiết bị điện cơ các tỉnh phía bắc nước ta giai đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020 đoạn đến 2015, tầm nhìn 2020

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hệ thống điện nước ta đang đối mặt với thực trạng cung ít hơn cầu. Chính vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (quy hoạch điện 7) với mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện để phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống xã

hội. Khi hệ thống điện lực được đầu tư, nâng cấp và phát triển, thì ngành chế tạo thiết bị điện cơ cũng phát triển đi kèm với nó.

Với mục tiêu của ngành thiết bị điện Việt Nam giai đoạn 2010-2025 là ưu tiên sản xuất máy biến thế khô cấp trung thế và máy biến thế truyền tải cấp 110KV, 220KV, các loại máy biến thế đến 250MVA-220KV; đáp ứng 50-60% nhu cầu máy biến thế 110 KV-220 KV vào năm 2015; phát triển động cơ công suất lớn, động cơ cao áp và máy phát thuỷ điện đến 50MW; đảm bảo 55 - 65% nhu cầu trong nước vào năm 2015, xuất khẩu đạt 35 - 40% giá trị sản xuất của nhóm ngành; đầu tư sản xuất các loại công tơ điện tử, các loại khí cụ điện, các hệ thống đo đếm, giám sát, an toàn lưới điện, khí cụ điện cấp trung và cao thế, tủ, bảng điện và trọn bộ thiết bị trạm điện.

Mục tiêu đến năm 2015 là tập trung sản xuất các loại dây, cáp điện chất lượng cao, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5% /năm; sản xuất các phụ kiện đường dây, đặc biệt là phụ kiện cho đường dây cao thế đến 220kV, phục vụ cho chương trình phát triển lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, theo EVN, để thực hiện kế hoạch trong từng giai đoạn của Tổng sơ đồ đặt ra là thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành điện nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều tiềm năng và cơ hội mới.

Chưa có con số điều tra chính thức về doanh thu chung của ngành hàng kinh doanh thiết bị điện cơ trên thị trường. Nhưng qua điều tra khảo sát về thị phần, doanh số của một số DN dẫn đầu thị trường hiện nay, người ta có thể ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng gần 500 tỷ đồng cho nhu cầu mua sắm, trang bị các mặt hàng thiết bị điện. Đó là chưa kể doanh số các loại hàng giả, hàng trôi nổi, rẻ tiền, không thương hiệu…Theo tính toán của các kỹ sư xây dựng, trang thiết bị điện chiếm khoảng 10% giá thành các công trình xây dựng và có xu hướng ngày càng tăng. ( nguồn Vietbao.vn)

Với kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được chính phủ phê duyệt giai đoạn 2015 – 2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về nhu cầu đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện,, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn

bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50-60% nhu cầu máy biến thế 110-220 kv và năm 2015 xuất khẩu đạt 30 – 50% giá trị sản xuất, đáp ứng 60 – 70% nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, toàn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19 – 20% giá trị sản xuất, tập trung sản xuất các loại dây – cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng 3.5%/năm.

Đối với thị trường xuất khẩu, nên cạnh các thị trường truyền thống, ngành sản xuất thiết bị điện cũng có tiềm năng lớn ở các thị trường lân cận là Lào và Campuchia. Lào với dân số 6.67 triệu người(năm 2008), tiềm năng thủy điện khoảng 23.000MW, song công suất lắp đặt hiện có khoảng 1.826 MW và Lào đang có mục tiêu sẽ đạt 90% điện khí hóa nông thôn vào năm 2020. Campuchia với dân số khoảng 14 triệu người, có tiềm năng thủy điện ước đạt 10.000 MW, trong đó, quy mô thủy điện lớn khoảng 89%, quy mô trung bình 10%, thủy điện nhỏ 2%. Khi đó, với tiềm năng sử dụng điện như trên, nhu cầu sử dụng thiết bị điện phục vụ sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh sẽ tăng. Nếu biết khai thác tốt, thì đây cũng chính là thị trường béo bở cho các DN kinh doanh thiết bị điện cơ Việt Nam trong thời gian tới.

Như vậy, tựu chung lại, các DN sản xuất kinh doanh thiết bị điện cơ đang đứng trước cơ hội rất lớn là được tham gia thị trường đang ngày một phát triển với một tiềm năng ngay trên sân nhà của mình. Các DN sản xuất kinh doanh thiết bị điện cơ sẽ phải thực hiện việc mở rộng đại lý phân phối và thực hiện điề hành chuỗi cung ứng các sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh về mặt quy mô và cơ cấu mặt hàng. Quy mô và cơ cấu mặt hàng hiện nay trong các DN kinh doanh thiết bị điện hiện tại ngày một phong phú hơn, đa dạng hơn để cí thể đáp ứng được nhu cầu của các tập KH, cả cá nhân và tổ chức. Các hệ thống đại lý phân phối chính thức không chỉ tập trung ở gần khu vực nội thành, các khu vực tập trung dân cư mà đang có xu hướng mở rộng ra các vùng lân cận.

Các hệ thống đại lý phân phối sẽ được quản lý điều hành khoa học và hiệu quả hơn. Giá của các sản phẩm thiết bị điện sẽ phù hợp hơn với chất lượng được nâng cao hơn. Chủng loại sản phẩm sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn, các sản phẩm thiết

bị điện cơ Việt Nam sẽ ngày càng có vị trí quan trọng hơn trên thị trường thiết bị điện Thế giới. Các nhà cung ứng hàng hóa, nhà bán buôn, bán lẻ tham gia vào chuỗi cung ứng của hệ thống phân phối một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Hệ thống phân phối sẽ áp dụng công nghệ thông tin vào bán hàng nhiều hơn; hình thức thương mại điện tử sẽ giúp các DN trong nước giới thiệu sản phẩm của DN mình ra nước ngoài một cách hiệu quả hơn và tốn ít chi phí hơn, giúp DN giảm chi phí bán hàng mang lại lợi ích cho cả nhà phân phối và KH.

Xu hướng nhượng quyền thương mại phát triển khá mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao Năng lực cung ứng Thiết bị điện cơ trên địa bàn Miền bắc của Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w