Một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Moble Bankinh tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt nam - chi nhánh Đống Đa (Trang 62)

II. Phân theo đố

3.3.Một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý

CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.3.Một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý

Để dịch vụ Mobile Banking thực sự đi vào đời sống và phát huy được toàn diện những ưu thế cũng như những lợi ích của nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng mức của các nhà quản lý, khách hàng và bản thân các ngân hàng. Nhưng nhìn chung, Chính phủ và các cơ quan quản lý cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:

Tăng cường đầu tư cho giáo dục giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng – Tài chính nước ta. NHNN có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

- Xây dựng chiến lựợc phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn trên cơ sở chiến lược phát triển của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có nguồn nhân lực cho NHNN.

- Xây dựng cơ chế với trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong việc huy động chuyên gia/cán bộ giỏi ở các ngân hàng, các trung tâm/trường trong Hệ thống tham gia công tác đào tạo (chính khóa và ngoại khóa) với các Đại học/Học viện.

- Coi việc tiếp nhận sinh viên về thực tập tại các ngân hàng là nhiệm vụ của mỗi ngân hàng. Khuyến khích các ngân hàng hàng năm căn cứ vào nhu cầu cần tuyển dụng đặt hàng cho các Đại học/học viện (khi chưa có cơ chế đào tạo theo đơn đặt hàng), đào tạo theo đơn đặt hàng với số lượng chất lượng và mức kinh phí kèm theo. NHNN coi việc đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu “đơn đặt hàng” của ngân hàng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự nỗ lực của các Đại học/học viện trong hệ thống.

- Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng, NHNN cần nhanh chóng chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ ở các vị trí trong yếu trong hoạt động ngân hàng, trong đó phải chú trong đến tiêu thức cấp độ kiến thức phải đạt được.

- Trên nền tảng cơ sở chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, đầu tư tăng cường phát triển công tác đào tạo, mở các khóa huấn luyện về công nghệ thông tin và thương mại di động. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng thương mai di động cho các Bộ Ngành, doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai: đẩy mạnh phát triển thương mại di động

Khuyến khích đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng di động, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh thanh toán, giao dịch… tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng di động.

Thứ ba:xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng di động cũng như mạng Internet, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng quy chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.

Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Thứ tư: phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin di động, Internet và hệ thống mạng viễn thông

Thực hiện di động hóa, tin học hóa các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, xây dựng hạ tầng viễn thông mạnh, tốc độ cao, giảm thiểu cước phí tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ di động, các dịch vụ trưc tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tóm lại, trong xu thế hội nhập và tự do hóa tài chính, dịch vụ Mobile Banking đã mở ra nhiều triển vọng phát triển nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cho các ngân hàng thương mại nói chung cũng như Maritime Bank CN Đống Đa nói riêng. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại bởi những ưu thế vượt trội của dịch vụ này so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ Mobile Banking, không chỉ từ sự nỗ lực của bản thân ngân hàng cung ứng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Vì vậy, để cung cấp một dịch vụ ngân hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, mỗi ngân hàng thương mại đòi hỏi cần có chiến lược, sách lược, hướng đi đúng đắn và thích hợp để đưa dịch vụ Mobile Banking vào cuộc sống một cách an toàn, hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng mình.

KẾT LUẬN

Dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và Mobile Banking nói riêng đang mang lại lợi ích rất lớn không chỉ cho nền kinh tế, cho khách hàng mà cho chính các ngân hàng đang triển khai. Dịch vụ này trên thế giới đã có lịch sử phát triển tương đối lâu dài nhưng ở thị trường Việt Nam thì mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Việc làm sáng tỏ khái niệm về Mobile Banking, phân tích những nhân tố ảnh hưởng cũng như những lợi ích và rủi ro của dịch vụ này đã cho thấy được tính tất yếu của việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Mobile Banking tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam.

Việc phân tích thực trạng triển khai dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa đã cho thấy những thành công và hạn chế của Chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ này. Từ đó có thể rút ra được những giải pháp nhằm giảm thiểu và khắc phục những điểm còn hạn chế để nâng cao chất lượng dịch vụ Mobile Banking như đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm đến với công chúng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện các văn bản pháp lý về dịch vụ Ngân hàng điện tử, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào việc phát triển và nâng cấp dịch vụ... Trên cơ sở đó, để thực hiện thành công việc áp dụng những giải pháp đã nêu nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa cần có sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, NHNN và các cơ quan quản lý phối hợp với sự nỗ lực của bản thân chi nhánh ngân hàng.

Từ những phân tích về số liệu tình hình triển khai dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, em đã nêu lên những ưu điểm và nhược điểm cũng như mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện dịch vụ này. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy bản thân em rất mong nhận được những góp ý và chỉ bảo của các Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản lý trường Đại học Thăng Long cũng như của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa để em hoàn thiện hơn bài khóa luận này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Moble Bankinh tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt nam - chi nhánh Đống Đa (Trang 62)