Phân theo loại tiền gử

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Moble Bankinh tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt nam - chi nhánh Đống Đa (Trang 34)

loại tiền gửi

440.299 512.485 678.665 72.186 12,23% 166.180 25,08%

1. VND 386.405 467.970 622.563 81.565 15,21% 154.593 25,02% 2. Ngoại tệ 53.894 44.515 56.102 (9.379) (17,40) 11.378 25,56% 2. Ngoại tệ 53.894 44.515 56.102 (9.379) (17,40) 11.378 25,56%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa năm 2012-2014)

Qua bảng 2.2 ta thấy, Maritime Bank Đống Đa đã có sự tăng trưởng về nguồn vốn trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014. Tính đến hết ngày 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 512.485 triệu đồng, tăng 72.186 triệu đồng tương ứng tăng 12,23% so với năm 2012. Sang năm 2014, tổng nguồn vốn huy động là 678.665 triệu đồng, tăng 25,08% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động có được kết quả như

vậy là do CN Đống Đa đã xây dựng được những kế hoạch, chiến lược cụ thể trong công tác huy động vốn và bám sát các chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Với định hướng phát triển ngân hàng thành một NHTM đa năng, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của tổng tài sản, đồng thời cân đối vốn phục vụ các nhu cầu sử dụng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận, Maritime Bank Đống Đa luôn tập trung mọi nguồn lực sẵn có để duy trì và tăng cường huy động vốn.

Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh giai đoạn 2012 – 2014 như sau:

Phân theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tỷ trọng này giảm dần từ 19,53% năm 2012 xuống còn 18,99% năm 2013 và đến năm 2014, tỷ trọng này chỉ chiếm 14,73%. Nguồn tiền huy động từ tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng đều qua các năm: Năm 2012 là 85.971 triệu đồng; đến năm 2013 là 97.328 triệu đồng, tăng 11.357 triệu đồng tương ứng tăng 13,21% so với năm 2012; năm 2014 là 99.987 triệu đồng, tăng 2.660 triệu đồng tương ứng tăng 2,73% so với năm 2013. Mặc dù chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động tiền gửi không kỳ hạn nhưng xét về mặt tài chính, nguồn vốn này tính ổn định không cao, không xác định được thời hạn, lãi suất huy động thấp, tăng giảm thất thường phụ thuộc vào việc sử dụng vốn của người gửi nhưng lại có chi phí thấp và ngân hàng có thể sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định từ khoản vốn này để cho vay hoặc đầu tư. Vì thế, chi nhánh cần phải kiểm soát, duy trì tỷ trọng nguồn vốn này hợp lý và tránh để thừa vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định và chi nhánh có thể dự báo được nguồn tiền để sử dụng cho vay hoặc đầu tư. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng số tiền gửi của khách hàng. Do đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn được chi nhánh đặc biệt chú trọng phát triển. Tiền gửi có kỳ hạn tại Maritime Bank Đống Đa được phân loại thành tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn: Năm 2012 chiếm 50%, năm 2013 chiếm 54,62% và năm 2014 chiếm 64,91%. Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm trong dân cư. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, tăng trưởng đều qua các năm và góp phần không nhỏ giúp cho CN Đống Đa chủ động đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh. Năm 2013, nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng là 279.897 triệu đồng, tăng 59.531 triệu đồng tương ứng 16,07% so với năm 2012 là 220.366 triệu đồng. Sang năm 2014, nguồn vốn này của chi nhánh đạt mức cao nhất là 440.504 triệu đồng với tốc độ tăng đáng kể là 37,36% so với mức tăng của 2 năm trước đó đã giúp chi nhánh ngày càng

nâng cao được khả năng tự chủ về sử dụng vốn. Từ năm 2013, tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, những chính sách NHNN đưa ra nhằm kiểm soát chặt chẽ trần lãi suất huy động đã bắt đầu phát huy hiệu quả, các hoạt động kinh doanh ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ hơn, công tác kiểm toán công khai tài chính minh bạch hơn và người dân cũng có kỳ vọng hơn vào nền kinh tế trong tương lai. Từ đó, Maritime Bank Đống Đa có thể thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng lượng vốn để phục vụ hoạt động cho vay ngắn hạn.

Nắm giữ tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng với tỷ trọng dao động từ 20% đến 30%. Nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này của chi nhánh có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2012 là 133.962 triệu đồng, năm 2013 là 135.260 triệu đồng, tăng 1.298 triệu đồng tương ứng 0,97% so với năm 2012 và đến năm 2014 là 138.174 triệu đồng, tương ứng tăng 2,15% so với 2013. Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng giúp chi nhánh tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các khoản vay trung và dài hạn nên việc duy trì một tỷ lệ nhất định nguồn vốn trung và dài hạn là rất cần thiết.

Phân loại theo đối tƣợng

Trong năm 2012 – 2014, tiền gửi dân cư và tiền gửi từ các tổ chức tại Maritime Bank Đống Đa đều tăng, cụ thể như sau:

Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động từ năm 2012 đến năm 2014 lần lượt là 78,8%; 79,1% và 82,6%. Không những chiếm tỷ trọng cao mà nguồn vốn này có xu hướng tăng đều qua các năm: năm 2012 đạt 346.898 triệu đồng, năm 2013 là 405.160 triệu đồng, tăng 11,73% so với năm 2012 và sang năm 2014, tiền gửi dân cư tiếp tục tăng 155.736 triệu đồng tương ứng tăng 28,05% so với năm 2013. Có sự gia tăng này là do thời gian qua tình hình kinh tế khó khăn, thị trường vàng và bất động sản không còn là nơi đầu tư có giá trị cao như trước nên người dân có xu hướng tìm đến ngân hàng như một hình thức đầu tư an toàn hơn. Thêm vào đó, CN Đống Đa đã không ngừng đổi mới và đưa ra các gói sản phẩm hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền như: Huy động tiền gửi không kỳ hạn “Vững bước tương lại, Phú quý gia tăng”; Huy động tiền gửi tiết kiệm Tích tài phát lộc, Ong vàng tích lũy, Tiết kiệm dự thưởng “Lộc xuân may mắn”... nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các khách hàng cá nhân cũng biết đến chi nhánh nhiều hơn.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi dân cư. Năm 2012 là 21,2%; năm 2013 là 20,9% và đến năm 2014 chỉ chiếm 17,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Do ảnh hưởng của sự phục hồi khủng hoảng kinh tế diễn ra chậm chạp, cùng với việc thu hút được nguồn vốn từ tiền gửi dân cư là chủ yếu nên các tổ

chức kinh tế không có nhiều lượng tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 107.325 triệu đồng, tăng 13.923 triệu đồng tương ứng 14,91% so với năm 2012 (93.401 triệu đồng); sang năm 2014 tăng lên 10.444 triệu đồng tương ứng 9,73% so với năm 2013.

Phân loại theo loại tiền gửi

Lượng ngoại tệ huy động chủ yếu của chi nhánh là USD và EUR, giá trị đã được ngân hàng quy đổi ra VNĐ vào thời điểm cuối năm tài chính để tính kết quả hoạt động kinh doanh. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, ngoại tệ huy động chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2012 chiếm 12,2%; sang năm 2013 chỉ chiếm 8,68% và năm 2014 là 8,26%. Năm 2012, nguồn vốn ngoại tệ đạt 53.894 triệu đồng, đến năm 2013, nguồn tiền này giảm 9.379 triệu đồng tương ứng giảm 17,4% so với năm 2012. Năm 2014 nguồn ngoại tệ của chi nhánh là 56.102 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 11.378 triệu đồng tương ứng tăng 25,56%. Trong khi đó lượng VND mà chi nhánh huy động được là: Năm 2012 là 386.405 triệu đồng đến năm 2013 là 467.970 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 81.565 triệu đồng (15,21%) và năm 2014 huy động được là 622.563 triệu đồng, tăng 154.593 triệu đồng (25,02%) so với năm 2013. Có thể thấy vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn huy động được của CN Đống Đa.

Từ những phân tích trên cho thấy nguồn vốn huy động của Maritime Bank Đống Đa trong giai đoạn 2012 – 2014 chủ yếu là từ các khoản tiền gửi dân cư. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế thị trường nhưng chi nhánh vẫn khẳng định được bản lĩnh vững vàng và khả năng ứng biến linh hoạt để công tác huy động vốn hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Có được những thành công đó là do CN Đống Đa đã thực hiện tốt khâu tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng; đa dạng hóa các loại tiền gửi có kỳ hạn; không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức bằng cả nội tệ và ngoại tệ.

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay)

Hoạt động sử dụng vốn nói chung và hoạt động cho vay nói riêng là hoạt động hết sức quan trọng đối với mỗi ngân hàng thương mại, nó là một trong những hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng, do đó nếu biết cách sử dụng vốn, cho vay một cách hợp lý thì sẽ giúp các NHTM nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Nhận thức được điều này, Maritime Bank CN Đống Đa đã không ngừng tìm mọi cách để thu hút khách hàng vay vốn như nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, thường xuyên đa dạng hóa các loại hình cho vay, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn. Chi nhánh cũng đã chú trọng tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm

soát chặt chẽ vốn vay, chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu thấp hơn huy động, nâng cao chất lượng thẩm định dự án và thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành.

Bảng 2.3 Cơ cấu dƣ nợ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa năm 2012 – 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa năm 2012-2014)

Qua bảng 2.3, có thể thấy dư nợ cho vay của Maritime Bank Đống Đa tăng mạnh qua các năm từ 2012 – 2014. Năm 2013, tổng dư nợ là 533.341 triệu đồng, tăng 74.369 triệu đồng tương ứng với 16,2% so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng thêm 196.853 triệu đồng tương ứng tăng 36,91% so với năm 2013, đạt dư nợ cho

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) I. Phân theo kỳ hạn vay 458.972 533.341 730.194 74.369 16,2% 196.853 36,91% Ngắn hạn 322.367 380.120 532.500 57.753 17,91% 152.380 40,01% Trung và dài hạn 136.605 153.221 197.694 16.616 12,16% 44.473 29,02%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Moble Bankinh tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt nam - chi nhánh Đống Đa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)