Phân cấp trong quyết toán ngân sách ở địa phương

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 35)

V Chi chuyển nguồn ngân sách

2.3.1.3.Phân cấp trong quyết toán ngân sách ở địa phương

B Các khoản chi được quản lý

2.3.1.3.Phân cấp trong quyết toán ngân sách ở địa phương

NSĐP được quyết toán theo nguyên tắc từ cơ sở và thống nhất theo mục lục ngân sách. Quy trình quyết toán ngân sách được tiến hành như sau:

- Các đơn vị cơ sở sử dụng ngân sách (như trường học, bệnh viện…) lập quyết toán gửi lên đơn vị dự toán cấp I. Các đơn vị dự toán cấp I xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc và lập quyết toán của cấp mình gửi cơ quan tài chính và UBND cùng cấp.

- Các cấp ngân sách cấp dưới xét duyệt quyết toán các đơn vị dự toán và lập quyết toán của cấp mình gửi lên cơ quan tài chính và UBND cấp trên.

- Cơ quan kho bạc huyện làm quyết toán thu, chi quỹ ngân sách gửi cơ quan kho bạc cấp trên, đồng thời gửi cơ quan tài chính và UBND cùng cấp và sở tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp và lập quyết toán NSNN trên địa bàn, tổng hợp và lập quyết toán thu, chi NSĐP gửi UBND cấp tỉnh xem xét đồng thời gửi Bộ Tài chính.

- Sau khi được UBND tỉnh xem xét, quyết toán NSĐP được trình HĐND tỉnh xem xét và thảo luận. HĐND tỉnh phê chuẩn quyết toán chậm nhất là 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc và quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 06 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.

Qua phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Mặt tích cực: theo quy trình ngân sách mới, vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện, xã đã được nâng lên. HĐND cấp huyện, cấp xã toàn quyền chịu trách nhiệm về ngân sách của cấp mình trong các khâu của quy trình ngân sách. Đã tạo cho chính quyền cấp đó sự chủ động và trách nhiệm lớn trong việc xây dựng và phân bổ ngân sách cấp mình, khai thác tiềm năng trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Ngân sách xã đã chủ động hơn, giảm dần tình trạng lập dự toán chiếu lệ, điều hành theo vụ việc, mọi khoản thu chi của ngân sách xã đều phải qua

KBNN như các cấp ngân sách khác, vì vậy việc chấp hành ngân sách xã đã có nhiều tiến bộ, chặt chẽ, bài bản hơn.

- Mặt hạn chế: Việc xây dựng dự toán được tổng hợp qua nhiều cấp, cấp dưới lồng ghép vào cấp trên, từ đơn vị sử dụng ngân sách đến được cấp quản lý ngân sách dẫn đến sự chậm trễ về thời gian, hoặc vì để kịp thời gian thì xem nhẹ dự toán.

Việc lập dự toán ngân sách cấp huyện, cấp xã, đặc biết là cấp xã và cấp huyện thường mang tính hình thức. Việc phân bổ ngân sách cho huyện và xã thường không dựa trên dự toán của các đơn vị này mà chủ yếu phụ thuộc và tính toán cân đối của cấp tỉnh. Hơn thế nữa việc lập dự toán của các cấp thường chỉ là dự toán chi thường xuyên, còn chi đầu tư phát triển và chi khác hoàn toàn dựa vào cân đối bổ sung của cấp trên.

UBND các cấp trong nhiều trường hợp thường bị động trong khâu điều hành ngân sách; bởi ở hầu hết các huyện, nguồn thu được phân cấp không đủ để cân đối nhu cầu chi của cấp mình, phải trông chờ vào sự trợ cấp của cấp trên. Nếu cấp trên không trợ cấp kịp thời hoặc không sát thực tế thì cấp dưới sẽ rơi vào tình trạng bị động, lúng túng trong điều hành ngân sách.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 35)