MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 59)

V Chi chuyển nguồn ngân

B Các khoản chi được quản

3.2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

CẤP QUẢN LÝ NSĐP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSĐP là nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo cơ sở kinh tế vững mạnh, yếu tố vật chất cơ bản cho cả ba cấp chính quyền địa phương thực hiện, chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên quá

trình tổ chức thực hiện phân cấp quản lý NSĐP ở địa phương nào cũng rất phức tạp, bao gồm nhiều mối quan hệ, những mối quan hệ này lại phụ thuộc chặt chẽ vào nội dung và cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. Khi cơ chế phân cấp quản lý kinh tế- xã hội thay đổi thì cơ chế phân cấp quản lý NSNN cũng phải thay đổi theo, mà yếu tố quan trọng trong phâp cấp quản lý NSNN là phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ở mỗi cấp ngân sách. Như vậy có thể khẳng định mục tiêu, quan điểm trong việc hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN là đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên, tức là đảm bảo khả năng cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng của ngân sách cấp trên, nhưng đồng thời, cơ chế đó phải đảm bảo tính độc lập của ngân sách cấp dưới, tức là sau khi được phân cấp quản lý ngân sách thì chính quyền các cấp được quyền quyết định ngân sách của mình. Như vậy sẽ đảm bảo được nguyên tắc độc lập của các cấp ngân sách, nhưng không thoát ly sự kiểm tra giám sát của ngân sách cấp trên trong việc chỉ đạo, chi phối, điều hòa, kiểm tra, kiểm soát ngân sách cấp dưới; đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, hạn chế bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp dưới. Những mục tiêu quan điểm cụ thể đó là:

3.2.1.Mục tiêu

a. Tạo môi trường tài chính ngân sách lành mạnh nhằm giải phóng và phát triển nguồn lực, phân bổ ngân sách một cách hợp lý, đảm bảo công bằng, sử dụng có hiệu quả nguồn NSĐP, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ổn định phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội.

b. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, đảm bảo tính thống nhất về thể chế của NSĐP và vai trò chủ đạo của ngân sách cấp trên, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của ngân sách các cấp chính quyền cơ sở trong

quản lý và sử dụng NSĐP. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được NSĐP cấp kinh phí.

c. Nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSĐP.

d. Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý NSĐP.

e. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đáp ưng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.2. Quan điểm

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w