Phân cấp trong chấp hành ngân sách NSĐP

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 34)

V Chi chuyển nguồn ngân sách

2.3.1.2.Phân cấp trong chấp hành ngân sách NSĐP

B Các khoản chi được quản lý

2.3.1.2.Phân cấp trong chấp hành ngân sách NSĐP

Việc đổi mới phân cấp quản lý NSNN trong giai đoạn chấp hành ngân sách thể hiện rõ nhất trong khâu tổ chức cấp phát ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm đảm bảo các nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị.

Trước đây, việc tổ chức cấp phát ngân sách được thực hiện theo quy trình: đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tiến hành lập kế hoạch chi gửi đến cơ quan chủ quản (đơn vị dự toán cấp I), cơ quan chủ quản tổng hợp kế hoạch chi của cơ quan mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp và KBNN nơi giao dịch.

Cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị chủ quản và căn cứ và khả năng ngân sách để bố trí mức chi hàng quý, ra thông báo hạn mức cho cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc (đơn vị dự toán cấp II và cấp III). Căn cứ vào mức chi do cơ quan tài chính thông báo, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách

ra lệnh chuẩn chi. KBNN thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách sau khi kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán.

Quy trình trên phát huy được tác dụng trong một thời gian dài và hạn chế được các vi phạm như chi sai dự toán, sai tiêu chuẩn, chế độ. Tuy nhiên, quy trình đó cũng tạo ra nhiều thủ tục giấy tờ và hạn chế sự chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Với chủ trương tăng cường phân cấp để đảm bảo quyền chủ động thực sự của đơn vị sử dụng ngân sách, nâng cao trách nhiệm của đơn vị cũng nhu của KBNN. Luật NSNN năm 2002 quy định quy trình cấp phát mới, theo đó dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao là khuôn khổ pháp lý cao nhất để KBNN thực hiện cấp phát kinh phí cho đơn vị sử dụng ngân sách. Quy trình mới như sau:

Căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tiến độ triển khai công việc và điều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ra quyết định chi gửi KBNN nơi giao dịch kèm theo các tài liệu cần thiết. KBNN kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các tài liệu do đơn vị gửi, thực hiện thanh toán khi có đủ điều kiện theo quy định.

Đến nay việc thực hiện giao dịch cho các đơn vị, các cấp ngân sách chủ động rút dự toán ngân sách của mình đã đạt được những kết quả quan trọng như tăng cường tính chủ động, trách nhiệm, giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 34)