V Chi chuyển nguồn ngân
B Các khoản chi được quản
3.3.1.4. xuất và kiến nghị sửa đổi bổ sung luật NSNN
1. Về khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành: Kiến nghị nên bỏ khái niệm này, toàn bộ thuế TNDN được đưa vào khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP. Với lý do:
- Khái niệm doanh nghiệp hạch toán toàn ngành không còn phù hợp, dẫn đến việc tổ chức thực hiện không thống nhất giữa các doanh nghiệp có cùng một hình thức tổ chức bộ máy, phương thức hạnh toán.
- Về bản chất khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán toàn ngành là thuế TNDN, do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của tỉnh đóng
góp vào NSNN theo quy định hiện hành, mà thuế TNDN là một trong 5 khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP theo quy định của Luật NSNN.
Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của các địa phương, tăng cường công tác quản lý, phát huy tính chủ động của các địa phương và thực hiện thống nhất giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác hạch toán kế toán, thì việc sửa đổi quy định của Luật NSNN không coi nguồn thu trên là khoản thu NSTW hưởng 100% mà phải đưa vào khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP (bao gồm cả địa phương có trụ sở chính của doanh nghiệp và địa phương có cơ sở hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp) là việc làm cần thiết.
2. Đối với 5 khoản thu phân chia giữa các cấp NSĐP (như thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ các nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất) không nên ấn định ngân sách cấp xã hưởng tối thiểu 70% mà chỉ quy định phải phân cấp cho ngân sách xã. Vì khi ấn định cứng tỷ lệ phần trăm (%) cho ngân sách xã sẽ tạo cho địa phương rất lúng túng khi xử lý đối với những xã có nguồn thu lớn, khi đó thừa nguồn để đảm bảo nhiệm vụ chi, trong khi có xã nguồn thu chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi song không điều hòa được, gây khó khăn trong quản lý điều hành ngân sách. Vì vậy nên coi đây là khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp ở địa phương và giao HĐND tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) cho phù hợp với tình hình thực tế của từng xã ở địa phương.
3. Về số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới hàng năm được xem xét tăng lên theo khả năng cân đối của ngân sách cấp trên để khắc phục một phần chênh lệch giữa các địa phương.
Theo quy định của Luật NSNN hiện hành, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để cân đối thu, chi ngân sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao, được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các điều 30, 31, 32 và 33 của Luật NSNN, theo các chế độ thu ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn khác. Số bổ sung này được ổn định từ 3-5 năm. Hàng năm trong trường hợp có trượt giá, Chính phủ quyết định mức điều chỉnh tăng một phần theo tỷ lệ trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế trong việc tính bổ sung cho ngân sách cấp dưới, nhằm khắc phục chênh lệch giữa các địa phương, tạo điều kiện cho các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nguồn thu NSNN nhỏ và trong điều kiện lạm phát.
4. Theo quy định tại mục g điều 4 Luật NSNN sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên là chưa hợp lý, không khả thi. Vì trong thực thế cho thấy số thu của các địa phương tuy có tăng, nhưng mức tăng khác nhau (tùy thuộc vào khả năng phát triển kinh tế của từng địa phương) mặt khác nhu cầu chi tăng nhanh hàng năm, do thực hiện nhiều chế độ, chính sách mới như: tăng lương, chính sách an sinh xã hội, đặc biệt ở địa phương nhiều chính sách được ban hành nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, chính sách về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao trình độ cán bộ công chức viên chức, chế độ phụ cấp cho các chức danh ở xã, thôn, tổ liên gia, khu dân cư, hỗ trợ
đất dịch vụ bằng tiền cho các đối tượng bị thu hồi đất… Để đảm bảo chủ động trong cân đối ngân sách các cấp ở địa phương, theo quan điểm của cá nhân, tôi kiến nghị nên bỏ quy định này.