0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Về phân nhiệm vụ ch

Một phần của tài liệu PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 70 -70 )

V Chi chuyển nguồn ngân

B Các khoản chi được quản

3.3.1.3. Về phân nhiệm vụ ch

Về cơ bản, phân cấp nhiệm vụ chi theo quy định của địa phương đã đáp ứng được các yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của từng cấp ngân sách. Tuy nhiên, như đã phân tích ở chương 2, phân cấp nhiệm vụ của các ngân sách còn chưa rõ ràng, nhiều nhiệm vụ chi được phân cấp cho ngân sách cấp dưới nhưng do ngân sách cấp tỉnh thực hiện hoặc nhiều nhiệm vụ chi có thể phân cấp cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhưng lại chưa phân cấp. Để giải quyết vấn đề này, nên rà soát lại toàn bộ các quy định của phân cấp quản lý kinh tế- xã hội hiện hành để xác định rõ các nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách. Trên cơ sở đó để điều chỉnh, bổ sung cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi cho phù hợp, theo các nhóm giải pháp cơ bản là:

Một là, chi phát triển: Đây là những khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ, tăng tích lũy tài sản của nền kinh tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất phục vụ được tạo ra thông qua các khoản chi đầu tư phát triển của NSĐP, là nền tảng vật chất đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội,

thể hiện đúng ý nghĩa của nó: chi đầu tư phát triển của NSĐP là chi cho tích lũy.

Nhằm tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì việc phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho ngân sách cấp dưới cần được thực hiện một cách đồng bộ từ việc xây dựng định mức phân bổ, phân cấp nhiệm vụ chi đến việc đảm bảo cân đối cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách cấp dưới cần được phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý, các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Đối với Thành phố có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi khác…

Đây là yêu cầu quan trọng trong phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp NSĐP, có như vậy mới tạo cho chính quyền cấp dưới thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình, tạo tính chủ động sáng tạo để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đã định.

Việc quản lý chi xây dựng cơ bản ở các cấp ngân sách cần thực hiện đầy đủ các nguyên tăc trong quản lý và cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB của NSNN như sau:

+ Đúng đối tượng.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đủ các tài liệu thiết kế và dự toán được duyệt.

+ Đúng mục đích, đúng kế hoạch.

+ Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi dự toán được duyệt.

+ Giám đốc bằng tiền.

Hai là, chi sự nghiệp giáo dục đào tạo. Để đảm bảo việc phân cấp nhiệm vụ chi phù hợp với phân cấp quản lý hành chính và kinh tế- xã hội cũng như đặc điểm của mỗi cấp chính quyền ở địa phương, việc điều chỉnh nhiệm vụ chi của Phòng giáo dục – đào tạo các huyện, thành phố hiện đang là đơn vị dự toán cấp 1 của tỉnh, cần phải được phân cấp nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp huyện, cụ thể phòng giáo dục – đào tạo phải là đơn vị dự toán cấp 1 của ngân sách cấp huyện, nhiệm vụ này là hết sức cần thiết. Điều này được thể hiện rõ tại thông tư 35/2008/TTLT-BNV ngày 14/07/2008.

- Sở giáo dục đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở gồm: trường cao đẳng kinh tế- kỹ thuật Thái Binh, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp mầm non, trường trung cấp nhạc họa, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên,…

- Phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tổ chức sự nghiệp giáo dục ở cấp huyện gồm: trường trung học cơ sở, trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non.

Ba là, chi đảm bảo xã hội: ngoài việc phân cấp cho ngân sách cấp huyện thực hiện các chính sách như trợ giúp các đối tượng xã hội cần phân cấp nhiệm vụ chi thực hiện các chính sách về an ninh xã hội khác theo chỉ đạo của Trung ương, các chính sách của địa phương như hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo, kinh phí thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng thương binh, liệt sĩ nhân các ngày 27/7, các đối tượng lão thành cách mạng, hỗ trợ hộ nghèo nhân ngày tết… đồng thời tạo cho ngân sách cấp dưới có nguồn lực vật chất để chủ động triển khai thực hiện.

Bốn là, chi sự nghiệp môi trường. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện nay là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi phải được các cấp, các ngành, các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Để thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả thì không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền cấp tỉnh mà cần được sự ủng hộ đông đảo của mọi tầng lớp dân cư, gắn bó với nó thì yêu cầu ngân sách cấp huyện và ngân sách xã cũng cần được phẩn bổ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý. Điều này cho thấy cần được phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, khi đã phân cấp thì cần phân cấp cho rõ ràng: ngân sách cấp tỉnh làm những việc gì, ngân sách cấp huyện, cấp xã làm việc gì, ngân sách cấp xã cần đảm nhiệm công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường tới các khu, cụm dân cư, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, sửa chữa nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước thuộc phạm vi quản lý…ngân sách cấp huyện có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát các vấn đề lien quan đến môi trường và thu gom xử lý rã thải tập trung…chỉ khi có sự ủng hộ của cộng đồng dân cư, của toàn xã hội thì công tác bảo vệ môi trường mới đạt được những kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 70 -70 )

×