Về khung pháp lý

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 78)

V Chi chuyển nguồn ngân

3.4.3.Về khung pháp lý

B Các khoản chi được quản

3.4.3.Về khung pháp lý

Theo luật NSNN hiện hành, chi NSNN phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản chi trái quy định của pháp luật. Nhưng trong thực tế chưa thể ban hành đầy đủ tất cả các chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho mọi hoạt động mà NSNN phải chi, nhiều chế độ ban hành không phù hợp với tất cả các địa bàn...Nhiều địa phương đã tự quy định một số chế độ riêng, ngoài quy định của Trung ương. Do vậy, tỉnh cần chủ động trong việc ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách với những yêu cầu, điều kiện nhất định trong khuân khổ khung do Trung ương quy định (được phép ban hành một số chế độ có tính chất đặc thù, chỉ phát sinh ở địa phương).

Hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu bởi đó là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.

Cuối cùng, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính cần phân định rõ nhiệm vụ của các cơ quan: thanh tra tài chính, thanh tra nhà nước, kiểm toán, tăng cường sự giám sát của HĐND các cấp.

KẾT LUẬN

Phân cấp quản lý NSĐP là một nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý NSNN là giải pháp quan trọng vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước, vừa tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát trine. Do vậy, việc phân cấp quản lý phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về NSNN, phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ở địa phương.

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu để hoàn thiện về mặt nhận thức lý luận, thực tiễn cũng như tìm ra những giải pháp để góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Luận văn đã giải quyết được một số nội dung cở bản sau:

- Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của NSNN, phân cấp quản lý NSNN, làm rõ cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Nội dung quan trọng trong cơ chế phân cấp nhằm quản lý ngân sách hiệu quả hơn, phát huy vai trò và chức năng của NSNN với tư cách là phương tiện vật chất duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và công cụ điều tiết vĩ mô nên kinh tế - xã hội.

- Về thực tiễn, luận văn đã nêu khái quát thực trạng cơ chế quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh Thái Bình ở cả 2 thời kỳ ổn định ngân sách (thời kỳ 2004 – 2006), (thời kỳ 2007 -2010) và năm 2011, những tác động tích cực và những vướng mắc tồn tại. Rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSĐP trong thời gian tới.

- Xuất phát từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2020. Luận văn nêu lên một số vấn đề chung về quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách các cấp ngân sách ở địa phương trong giai đoạn tới. Đó là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm quản lý thống nhất hệ thống NSNN bằng việc phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện thu, chi NSNN, phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác mọi tiềm năng tại chỗ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

- Luận văn cũng khẳng định quan điểm phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp kinh tế – xã hội ở địa phương, nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngân sách cấp trên phải giữ vai trò chủ đạo, chi phối, điều hòa; ngân sách cấp dưới phát huy được tính chủ động, sáng tạo.

- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp có tính bổ trợ và các điều kiện để thực hiện giải pháp, với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSĐP trở thành công cụ quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để tiếp tục nghiên cứu, hoàn chính.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 78)