Nâng cao chất lượng ban hành các chế độ chính sách

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 65)

V Chi chuyển nguồn ngân

B Các khoản chi được quản

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng ban hành các chế độ chính sách

* Đối với các chế độ thu:

- Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì nguồn thu ngân sách cũng tăng lên, chính vì vậy các chế độ thu thường xuyên phải được rà soát, thay đổi cho phù hợp. Đối với việc giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí cho các đơn vị cần tính toán tỷ lệ được giữ lại trên tổng số thu để bù đắp chi phí, cần phải tính toán sao cho đảm bảo tính đồng nhất và công bằng giữa các đơn vị, tổ chức thu, tránh trường hợp mất công bằng và gây lãng phí NSNN. Do vậy các khoản phí, lệ phí cần phân định gắn với mục tiêu tính chất và đặc điểm của từng loại lệ phí cũng như gắn với từng cơ quan, đơn vị để xác định khoản thu nào nộp NSNN, khoản thu nào để lại đơn vị.

- Tỉnh không ngừng rà soát, sửa đổi các chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu không còn phù hợp với thực tế và bổ sung một số định mức cho đầy đủ thì mới kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu và ngăn chặn gian lận trong thanh quyết toán.

- Trước khi ban hành một chế độ, định mức chi tiêu cần tính toán số đối tượng được hưởng, thời gian tác động của chính sách và quan trọng hơn cả là nguồn lực hiện tại của tỉnh có đảm bảo để thực hiện chế độ đó hay không, tránh trường hợp phải cắt giảm những khoản chi khác để bù đắp kinh phí thực hiện chế độ mới ban hành. Nói cách khác, việc ban hành phải dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn.

- Gắn định mức chi tiêu với định mức phân bổ ngân sách, sao cho định mức chi tiêu trở thành một căn cứ để xác định ĐMPB ngân sách. Điều đó sẽ khắc phục được tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu chi tiêu với các định mức hiện hành với nguồn lực tổng thể có hạn.

- Cho phép cấp huyện được ban hành một số định mức chi tiêu có tính đặc thù theo điều kiện cụ thể của từng huyện gắn với nhiệm vụ quản lý hành chính trên cơ sở nguồn lực của cấp huyện nhưng phải dựa trên quy định của cấp tỉnh để tránh tình trạng cấp huyện đặt ra quá cao.

- Cần có sự chủ động nghiên cứu đề xuất những chế độ định mức chi tiêu đảm bảo sự linh hoạt phù hợp với sự khác biệt giữa các huyện, thành phố khi tiến tới phương thực lập ngân sách theo kết quả đầu ra, hệ thống định mức chi tiêu sẽ có sự thay đổi về cơ bản. Khi đó hệ thống định múc sẽ mang tính hướng dẫn để cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể tự quyết định việc chi tiêu nhằm đạt hiệu quả, hiệu lực trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, đồng thời không vi phạm kỷ luật tài chính tổng thể.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ĐMPB ngân sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh, cần nghiên cứu để đưa ra ĐMPB ngân sách đơn giản hơn và định mức này không chỉ sử dụng phân bổ ngân sách cho cấp huyện mà có thể sử dụng phân bổ ngân sách cho cả cấp xã, qua đó giúp việc phân bổ ngân sách dễ dàng và minh bạch hơn.

- Cần nghiên cứu và xác định được tiêu chí và ĐMPB một cách khoa học và phù hợp với mỗi lĩnh vực cụ thể, cần kết hợp nhiều tiêu chí xây dựng ĐMPB, không nên sử dụng một tiêu chí sẽ gây mất công bằng. Cụ thể:

+ Đối với sự nghiệp giáo dục: không nên chỉ phân bổ theo quỹ lương mà nên kết hợp phân bổ theo tiêu chí số học sinh trong độ tuổi đến trường với số vùng hợp lý, qua đó mới thể rút ngắn khoảng cách mất công bằng giữa các huyện có điều kiện khác nhau.

+ Đối với sự nghiệp y tế: hiện tại chi sự nghiệp phòng bệnh Tỉnh đã thực hiện phân bổ theo tiêu chí dân số nhưng chưa xây dựng được hệ số giữa vùng phát triển và khó khăn phù hợp, hệ số vùng được xây dựng theo tính chất chủ quan. Trong sự nghiệp y tế, đối với chi chữa bệnh tỉnh thực hiện theo phân bổ theo tiêu chí giường bệnh, do vậy cũng dẫn đến mất công bằng. Chính vì vậy việc xây dựng ĐMPB cho sự nghiệp y tế cần kết hợp giữa hai tiêu chí theo dân số, theo hệ số vùng, đồng thời có tính đến mức thu nhập bình quân đầu người của mỗi huyện, thành phố vì những huyện, thành phố có điều kiện người dân có thể tự chi trả cho dịch vụ y tế nhiều hơn so với các huyện nghèo khác mà dân cư chủ yếu dựa vào hệ thống y tế công.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w