Về phân cấp nguồn thu

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 67)

V Chi chuyển nguồn ngân

B Các khoản chi được quản

3.3.1.2. Về phân cấp nguồn thu

Luật NSNN đã quy định cụ thể cho từng cấp ngân sách các khoản thu được hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %... Tuy nhiên, những hạn chế của việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSĐP ở tỉnh Thái Bình

như đã phân tích ở phần 2.4.2 chương 2 cho thấy cần phải hoàn thiện cơ chế này theo nhóm 3 giải pháp như sau:

Một là, nguồn thu NSĐP hưởng 100%: Đây được coi là nguồn thu quan trọng của các cấp ngân sách, vì thực tế nguồn thu này ở địa phường thường có số thu nhỏ, do vậy phân cấp mạnh hơn nguồn thu này cho ngân sách cấp dưới để khuyến khích các địa phương chủ động nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu.

Đối với thuế tài nguyên, thuế môn bài (thuộc lĩnh vực DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hiện nay ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%; lệ phí trước bạ, thuế môn bài (lĩnh vực ngoài quốc doanh)… hiện nay phân chia theo tỷ lệ % cho 3 cấp ngân sách (tỉnh- huyện- xã), các khoản thu nên mạnh dạn phân cấp cho 2 cấp ngân sách là ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã để đáp ứng các nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tamm đến các nguồn thu này, đầu tư tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương.

Hai là, đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%): Để việc xác định tỷ lệ (%) các khoản thu phân chia phù hợp với đặc điểm kinh tế từng địa phương, từng vùng. Cơ chế phân cấp nguồn thu ở địa phương trong những năm gần đây có thể phân thành 2 nhóm đơn vị hành chính cấp huyện:

+ Nhóm 1: gồm các huyện có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn khá, thuộc diện có khả năng cân đối, thì các nguồn thu phát sinh trên địa bàn được phân cấp cho 3 cấp ngân sách (tỉnh- huyện-xã). Riêng đối với các khoản thu phân chia thuộc lĩnh vực thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phân cấp cho 4 cấp ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) theo một tỷ lệ % quy định cụ thể (tính theo công thức quy định) cho từng huyện, thành phố, thị, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế của từng địa phương, đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ phần trăm (%) của 3

cấp ngân sách ở địa phương được hưởng không vượt quá tỷ lệ trung ương đã quy định.

+ Nhóm 2: Các huyện có điều kiện kinh tế xã hội kém hơn, nguồn thu NSNN phát sinh trên địa bàn thấp, thuộc diện phải bổ sung cân đối ngân sách lớn, thì phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn cho 2 cấp ngân sách được hưởng (gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã). Riêng đối với nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu có) thì tỷ lệ phân chia không vượt quá tỷ lệ trung ương đã quy định.

+ Căn cứ vào khả năng phát triển kinh tế- xã hội của từng huyện, thành và nguồn thu NSĐP phát sinh trong tương lai, khi đó có thể điều chỉnh giảm các địa phương thuộc nhóm 2 và bổ sung vào nhóm 1 để phân cấp cho phù hợp với khả năng kinh tế- xã hội của từng vùng.

Ba là, tạo điều kiện cho các cấp ngân sách chủ động hơn nữa trong việc kế hoạch hóa ngân sách cấp mình, hạn chế phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên thì tỷ lệ % các khoản thu phân chia cho các cấp ngân sách cũng cần được điều chỉnh, hoàn thiện theo từng hướng như sau:

+ Đối với ngân sách huyện, ngân sách xã: Phân cấp mạnh hơn nữa đối với tất cả các khoản thu phân chia phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả các khoản thu thuộc lĩnh vực DNNN do trung ương, do địa phương quản lý, kể cả nguồn thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) tăng tỷ lệ % phân chia các khoản thu ngân sách cấp huyện, đảm bảo cân đối ngay từ năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Đối với ngân sách tỉnh: nguồn thu ngân sách được hưởng chủ yếu từ các khoản thu phân chia thuộc lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời chỉ phân chia thuộc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu ở lĩnh

vực DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh với những huyện, thị, thành có số thu lớn khi đã đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình.

+ Thực hiện cơ chế này sẽ có ưu điểm cơ bản là tạo nguồn lực cho ngân sách các cấp ở địa phương một cách đầy đủ, qua đó phản ánh thực chất cân đối ngân sách từng cấp ở địa phương, qua đó từng cấp chính quyền ở địa phương sẽ thấy rõ tiềm lực tài chính của mình để chủ động phấn đấu, quan tâm đầy đủ đến các nguồn thu phát sinh trên địa bàn tỉnh mình quản lý. Phát huy được tinh thần công đồng trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong việc nuôi dưỡng, phát triển và mở rộng nguồn thu.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình- thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w