V Chi chuyển nguồn ngân
B Các khoản chi được quản
3.3.2. Một số giải pháp khác
- Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nền kinh tế: thu NSĐP được hình thành từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra, do vậy nền kinh tế phát triển và bền vững chính là cách thức thúc đẩy để tăng thu cho NSĐP.
- Hiện đại hóa trình độ thanh toán và hạch toán sẽ làm cho thu NSĐP tăng thêm do mọi khoản thu và chi phí của các tổ chức và cá nhân đều được ghi chép và phản ánh minh bạch hơn nên quá trình địa phương động viên một phần thu nhập của công chúng chính xác và công bằng hơn.
- Xây dựng mô hình quản lý thu thuế công bằng hiệu quả và linh hoạt, đảm bảo thu đúng thu đủ cho NSĐP.
- Nâng cao trình độ nhận thức của công chúng: ý thức của dân chúng càng cao thì họ càng nhận ra sự cần thiết của Nhà nước và trách nhiệm của mình trong tiến trình phát triển nền kinh tế. Khi đó người dân sẽ nhận ra rằng việc đóng góp cho Nhà nước là một nghĩa vụ hiển nhiên của người dân để cũng chia sẻ những chi phí công cộng.
- Nâng cao năng lực pháp lý của bộ máy chính quyền địa phương, hoàn thiện các văn bản có tính pháp lý, năng lực pháp lý đạt trình độ cao giúp địa phương đặt ra và quản lý hữu hiệu các khoản thu phù hợp với thể chế và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp và dân chung, đồng thời hạn chế thất thu đến mức tối thiểu, qua đó cũng góp phần nâng cao tính công khai minh bạch trong quá trình động viên và sử dụng một phần của cải xã hội.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý điều hành ngân sách , một khi trình độ quản lý cao thì khả năng thực hiện phân cấp NSĐP trên địa bàn càng đạt hiệu quả, huy động được nguồn thu cho NSĐP lớn và thực hiện các nhiệm vụ chi đảm bảo hợp lý, khai thác tối ưu mọi tiềm lực của nền kinh tế địa phương.