Công tác sử dụng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Quang Sáng (Trang 42)

Nguồn: Bản kế hoạch mua nguyên vật liệu phòng hành chính nhân sự

2.2.4Công tác sử dụng nguyên vật liệu

Đối với một sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành ảnh hưởng trực tiếp tới sự cạnh tranh và lợi nhuận của công ty. Nên việc sử dụng nguyên vật liệu làm sao cho hiệu quả, giảm tỷ lệ phế phẩm xuống mức thấp nhất có thể là điều mà công ty cổ phần Quang Sáng luôn quan tâm và chú trọng.Về tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 15: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty:

Đơn vị tính:VNĐ

Nguồn: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu- Phòng kế toán

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ năm 2010 tăng hơn nhiều so với năm 2009 tới 66,94% đến lượng xuất cũng vậy tăng tới 50,48%. Điều này chứng tỏ rằng năm 2010 công ty giá trị đơn hàng đến với công ty nhiều hơn so 2009, tuy nhiên phải kể đến tình hình đồng tiền Việt Nam bị trượt giá nên mới làm cho giá trị lượng nguyên vật liệu nhập xuất tăng hơn 50% so với năm 2009.

Lượng tồn kho nguyên vật liệu năm 2010 là khá nhiều tăng so với năm 2009 rất nhiều tới 80,43%. Theo như lời giải thích của ban lãnh đạo doanh nghiệp thì trong năm doanh nghiệp mua dự trữ một số nguyên vật liệu để tránh thời điểm tăng giá của nguyên vật liệu. Nhưng với lượng tồn lớn như vậy tới 80,43% so với năm 2009 thì chứng tỏ khâu dự toán, dự toán hoạt động thực sự vẫn chưa tốt.

Lượng phế phẩm năm 2010 tăng 40,58%, tuy tăng hơn những so với lượng xuất thì lượng tăng này là bình thường mà dựa theo hệ số phế phẩm năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,5% điều đó cho thấy trình độ công nhân đã được nâng cao. Còn máy móc thiết bị năm 2010 công ty chưa đâu tư mua sắm mới.

Khi tiến hành sản xuất thì nguyên vật liệu sẽ được cấp phát thành nhiều lần. Các đội trưởng thi công và bộ phận kĩ thuật sẽ tính toán xin cấp lượng nguyên vật liệu cần thiết cho một ngày. Khi làm hết mới xin cấp lượng tiếp theo để tránh tính trạng thất thoát nguyên vật liệu và đảm bảo nguyên vật liệu được tốt.

Hiện nay, lượng nguyên vật liệu tồn kho của công ty còn tương đối lớn, điều này

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Phế phẩm Hệ số phế phẩm Năm 2009 550,451,868 2,107,298,902 2,218,713,519 439,037,251 66,561,405.57 3% Năm 2010 439,037,251 6,374,620,035 4,480,837,259 2,243,720,027 112,020,931.5 2,5% Chênh lệch -111,414,617 4,267,321,133 2,262,123,740 1,804,682,776 45,459,525.93 -0,5% % - 20,24% 66,94% 50,48% 80,43% 40,58%

chứng tỏ hệ thống định mức và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu chưa tốt. Mặc dù công ty sản xuất theo đơn hàng, sử dụng nguyên vật liệu không quá lãng phí những lượng nguyên vật liệu ứ đọng sẽ gây tốn kém chi phí bảo quản có thể dẫn tới giảm chất lượng nguyên vật liệu nếu bảo quản không tốt hoặc do tồn kho quá lâu.

 Về Hàng tồn kho:

Về tồn kho có hai loại tồn kho đó là:

+ Tồn kho 1 kỳ: đó là những loại vật tư, mặt hàng chỉ dự trữ một lần và không được tái dự trữ sau khi được tiêu dùng.

+ Tồn kho nhiều kỳ: Những loại vật tư và hàng hóa sẽ được dự trữ đủ dài, các vật tư tồn kho đã được tiêu dùng sẽ được bổ xung.Về số lượng và thời gian bổ xung sẽ được điều chỉnh để có được mức tồn kho hợp lý.

Đối với công ty cổ phần Quang Sáng thường sử dụng hình thức tồn kho nhiều kỳ, vì tính dễ bảo quản của những loại nguyên vật liệu trong công ty. Nguyên liệu của công thường là sắt, thép, gạch, tôn vv. Đặc điểm của những nguyên vật liệu này thường không yêu cầu bảo quản một cách khắt khe, dễ bảo quản.

Ngoài ra do biến động của thị trường, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu biến động không ngừng nên công ty thường có những dự đoán từ đó mua lượng nguyên vật liệu hay sử dụng nhiều như, thép, tôn lúc giá nguyên vật liệu vẫn còn rẻ. Mua với số lượng bao nhiêu là dựa vào định mức mà ban giám đốc đưa ra.

Tuy nhiên, tồn kho bao giờ cũng được coi là nguồn hàng nhàn rỗi. Do đó tồn kho càng cao sẽ gây lãng phí như chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, vốn không luân chuyển được, khi nguyên vật liệu cứ nằm một chỗ trong một thời gian quá dài. Cho nên công tác lên kế hoạch mua sắm sao cho lượng tồn kho hợp lý là một công việc rất quan trọng nên công ty nên chú trọng vào nó.

 Thu hồi phế liệu :

Trong quá trình sản xuất của công ty luôn có những phế liệu như mẩu sắt, mẩu nhôm thừa ra trong quá trình cắt, hoặc các thanh thép, tấm tôn…vv ở biển cũ công ty thi công tiến hành gỡ ra để làm biển mới. Những phế liệu công ty chủ yếu bán phế liệu, hoặc tái sử dụng. Đối với công ty cổ phần Quang Sáng thì mặt hàng sản xuất cũng không quá phức tạp nên công ty không cho phép tỷ lệ phế phẩm lớn. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm. Do vậy công ty rất quan tâm tới việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và có thể tái sử dụng.

Hiện tại phế liệu của công ty được sử lý như sau:

Phế liệu phẩm Cách sử lý

Mảu sắt mụn, nhôm vụn, tôn vụn Bán tái chế

Thanh sắt cũ, mảnh tôn cũ, thanh nhôm cũ

Bán tái chế Những thanh thép chưa bị rỉ, thanh

nhôm chưa bi ô xi hóa nhiều

Đưa vào tái sử dụng.

Tỷ lệ phế liệu của công ty tập trung chủ yếu vào ba khâu đó:

Khâu dự trữ: khâu này tỷ lệ phế liệu hỏng ít chủ yếu do bảo quản không tốt hoặc để lâu mới gây ra hỏng như sắt, thép bị rỉ.

Khâu sơ chế là khâu cắt các loại nguyên vật liệu để tạo ra những nguyên vật liệu có kích thước phù hợp với sản phẩm nên sẽ tạo ra những mảnh vụn thép, nhôm, sắt, tôn..vv. Khâu này là khâu lãng phí nguyên vật liệu hay không ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm

Khâu thi công là khâu mà có nhiều phế liệu nhất nhưng không phải do làm hỏng nguyên vật liệu mà tận dụng những phế liệu từ sản phẩm cũ. Ví dụ như làm biển quảng cáo thì công ty sẽ thu được những phế liệu các mảnh tôn cũ, thanh thép cũ, nhôm cũ …vv. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Quang Sáng (Trang 42)