Có thể nói, việc thành lập Sàn giao dịch hàng hóa của Việt Nam là yêu cầu tất yếu, phục vụ sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp và hội nhập vào thị trường hàng hóa toàn cầu. Với tình hình thực tế của thị trường Việt Nam nhưñã trình bày ở
phần trên, hiện tại thị trường hàng hóa Việt Nam ñang rất cần có một Sàn giao dịch hàng hóa. Sự ra ñời của Sàn giao dịch sẽ giải quyết cũng như ñáp ứng các yêu cầu sau:
Xóa bỏ khoảng cách giữa sản xuất và thị trường cho người sản xuất nói chung và nông dân Việt Nam nói riêng, ñảm bảo lợi ích thích ñáng cho người sản xuất hàng hóa Việt Nam;
Chống ñầu cơ giá và hiện tượng “tư thương ép giá nông dân”, hiện
ñang là vấn ñề lớn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở Việt Nam. Việc hình thành giá dựa trên cung cầu một cách minh bạch tại Sàn giao dịch sẽ xóa bỏ nạn ñầu cơ, lũng ñoạn thị trường của tư thương. Bên cạnh ñó, người sản xuất và nông dân
ñược tham gia vào thị trường (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thành viên của Sàn giao dịch) cũng sẽ xóa bỏñược hiện tượng “tư thương ép giá” khi ñến mùa thu hoạch;
Xóa bỏ tình trạng “ñược mùa mất giá”, hiện ñang là vấn ñề lớn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, ñảm bảo cho nông dân tránh ñược những biến
ñộng giá trên cả thị trường nguyên liệu sản xuất lẫn sản phẩm ñầu ra;
Chuẩn hóa tiêu chuẩn hàng hóa Việt Nam: các quy ñịnh về chất lượng hàng hóa giao dịch qua Sàn giao dịch có thể là chuẩn mực ñể kiểm ñịnh chất lượng hàng hóa mua/bán trên thị trường giao ngay.
53
Huy ñộng vốn phục vụ sản xuất: Với việc tham gia gián tiếp của nhiều thành phần vào “chuỗi giá trị” của quá trình tái sản xuất (thông qua việc tham gia vào hoạt ñộng của Sàn giao dịch) sẽ góp phần trực tiếp huy ñộng vốn cho sản xuất;
Gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế: Sàn giao dịch hàng hóa sẽñóng vai trò “bình lưu thông” giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, nhằm ñảm bảo hoạt ñộng sản xuất trong nước bắt kịp với những tín hiệu trên thị trường quốc tế; người sản xuất trong nước ñược hưởng tối ña lợi ích từ thị
trường nước ngoài.