Mục đích và phương pháp giải thích.

Một phần của tài liệu Văn 7kì 2 theo CKTKN (Trang 80)

C. Vào điể mở sổ lớp E Tổng két ,rút kinh nghiệm

A. Mục đích và phương pháp giải thích.

I. Mục đích.

- Những sự vật, những hiện tượng lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích xuất hiện.

VD: Tại sao mùa mưa lũ lụt sông Hồng lại diễn ra đều đặn từng năm ?

Vì sao lại có dịch bệnh ?...

* Muốn giải thích được thấu đáo thì người ta phải hiểu, phải học và phải có tri thức về nhiều mặt.

II. Phương pháp.

Văn bản: Lòng khiêm tốn.

GV cho HS thảo luận ( 4 nhóm)

Bài văn giải thích vấn đề gì ? Có thể đặt những câu hỏi để khêu gợi giải thích như thế nào ?

Để tìm phương pháp giải thích em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính...Đó có phải là cách giải thích không ?

Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ?

Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung giải thích không ?

Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích ?

* Hoạt động 3: Luyện tập.

Đọc bài văn : lòng nhân đạo Vấn đề được giải thích là gì ? Phương pháp giải thích ?

GV hướng dãn HS về nhà làm bài văn: tự do và nô lệ

Tác giả dùng phương pháp gì ?

- Khiêm tốn là tính nhã nhặn...khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém...khiêm tốn là biết mình, hiểu người...

- Cách giải thích về lòng khiêm tốn.

Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn như: Kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo, khinh người...

- Cách giải thích

- Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn

* Ghi nhớ: SGK

B. Luyện tập.

Bài văn : lòng nhân đạo - Giải thích: Lòng nhân đạo. - Phương pháp: nêu biểu hiện

- Phương pháp: + Tự do ><vô ý thức. + Tự do >< nô lệ

- Tác dụng của tự do.

E. Tổng kết ,rút kinh nghiệm

+. Củng cố - GV tổng kết nội dung bài học

- Thế nào là lập luận giải thích ? - Các cách để giải thích ?

+. Dặn dò. - Học bài nắm nội dung bài học

- Chuẩn bị bài sau : Sống chết mặc bay theo câu hỏi SGK

+ Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 12/3/2011 TUẦN 27 Tiết 105. SỐNG CHẾT MẶC BAY ( Phạm Duy Tốn) A. Mục tiêu: I. Chuẩn 1. Kiến thức

-Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn

Nắm chắc kiến thức về thể loại truyện ngắn, hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và thành công về mặt nghệ thuật củaổtuyện xây dựng tình huống nghịch lý

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại. - Kể tóm tắt truyện

3 Thái độ

Giáo dục HS có thái độ căm ghét bọn bóc lột, thông cảm cho dân nghèo.

II. Nâng cao ,mở rộng : Tìm đọc các tác phẩm của Phạm Duy Tốn

B. Phương phápvà KTDH: Đọc tái tạo, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, thảo luận

nhóm.

C. Chuẩn bị của thầy và trò.

- Thầy: Tranh vẽ, bản đồ Việt Nam.

- Trò : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK )

D. Tiến trình lên lớp.

+ Ổn định nề nếp.

+Kiểm tra bài cũ.

Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?

+Bài mới.

* Giới thiệu bài:

Truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam bắt đầu hình thành chủ yếu từ đầu thế kỉ XX. Vào những năm 20 thế kỉ XX, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn ở trong nước,

Nguyễn Aí Quốc ở Pháp được coi là những tác giả có những thành tựu đầu tiên. Sống chết mặc bay như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

Nêu sự hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. GV chốt lại ý cơ bản. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và chú thích. Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát. HS đọc chú thích SGK

* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.

Bài văn được viết theo thể loại nào?

Bài văn được chia làm mấy đoạn ? Hãy nêu rõ nội dung của từng đoạn.

Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng chi tiết không gian, thời gian, địa điểm nào ?

Dân phu thì ra sao ?

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? tác dụng của NT đó ?

Qua thời gian, địa điểm, không gian, con người gợi một cảnh tượng không gian như thế nào ?

A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

I. Tác giả: Phạm Duy Tốn ( 1883 – 1924 ) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.

II. Tác phẩm: Sống chết mặc bay là tác phẩm thành công nhất của ông.

B. Đọc – Tìm hiểu chú thích.

I.Đọc:

II. Chú thích: SGK

C. Tìm hiểu văn bản.

I. Thể loại: Truyện ngắn hiện đại . II. Bố cục: 3 đoạn.

- Đ1:Từ đầu → vỡ mất: Cảnh đê sáp vỡ

- Đ2: Tiếp đó đến điếu mày: cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ.

- Đ3: Phần còn lại: cảnh đê vỡ. III. Phân tích.

1. Cảnh đê sắp vỡ.

- Thời gian: Gần một giờ đêm. - Không gian: đêm tối, mưa tầm tả.

- Địa điểm: Khúc sông làng X, thuộc phủ X. - Dân phu: thuổng, cuốc, kẻ đội đất, vác tre, bì bỏm dưới bùn lầy → Lướt thướt như chuột lột.

- Nghệ thuật tăng tiến

- Tác dụng: Chỉ mức độ ngày càng cấp bất. → Nhốn nháo, căng thẳng, nguy hiểm, sự bất lực của con người trước thiên tai.

E. Tổng kết ,rút kinh nghiệm +. Củng cố.

- Tóm tắt lại nội dung tác phẩm

- Cảnh đê sắp vỡ được tác giả miêu tả như thế nào ? +. Dặn dò.

- Đọc lại tác phẩm.

- Tiếp tục chuẩn bị nội dung của tiết 2 như đã phân chia bố cục. - Tóm tắt được ội dung chính của tác phẩm.

+ Đánh giá chung : + Rút kinh nghiệm : Ngày soạn :13/3/2011 Tiết 106. SỐNG CHẾT MẶC BAY ( Phạm Duy Tốn) A. Mục tiêu: I. Chuẩn 1. Kiến thức

Tiếp tục thực hiện mục tiêu của tiết 1 và giúp HS.

- Hiểu được bức tranh hiện thực của kẻ cầm quyền tương phản với cảnh cơ cực, của người dân. Lên án gay gắt kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm trước tính mệnh của dân. Nắm được nghệ thuật hiện đại.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng phân tích truyện ngắn hiện đại.

3. Thái độ

- Giáo dục HS có thái độ căm ghét bọn bóc lột, thông cảm cho dân nghèo.

II. Nâng cao ,mở rộng : Tìm một số câu tục ngữ ,thành ngữ gần nghĩa với sống chết

mặc bay

B. Phương phápvà KTDH: Đoc sáng tạo, nêu vấn đề, phân tích tổng hợp, thảo luận

nhóm.

C. Chuẩn bị của thầy và trò.

- Thầy: Tranh cảnh đê vỡ

- Trò : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK )

D. Tiến trình lên lớp.

+Kiểm tra bài cũ.

Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng chi tiết không gian, thời gian, địa điểm nào ?

+.Bài mới.

* Giới thiệu bài: Hệ thống đê diều, dù đã được gia cố hàng năm, nhưng nhiều đoạn,

nhiều chỗ vẫn không chống nổi sức nước hung bạo. Lại thêm sự vô trách nhiệm, sống chết mặc bay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản. (Tiếp)

HS đọc lại đoạn văn từ “ Ấy....điếu, mày!

Quang cảnh, không khí trong đình ntn ?

Tác giả tập trung khắc họa nhân vật nào ?

So sánh cảnh 1 và cảnh 2 ?

Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì ?

Đó là một tên quan như thế nào ? Thái độ của tcá giả đối với việc này ?

HS đọc lại đoạn cuối:

Cảnh vỡ đê được tác giả miêu tả như thế nào ?

A. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

B. Đọc – Tìm hiểu chú thích. C. Tìm hiểu văn bản. I.Thể loại: II. Bố cục. III. Phân tích. 1. Cảnh trên đê: 2.Cảnh trong đình. - Quang cảnh: đèn sáng trưng.

- Không khí: tĩnh mịch, nghiêm trang - Quan phụ mẫu.

+ Đánh tổ tôm

+ Thờ ơ vô trách nhiệm. - Nghệ thuật tương phản:

+ Bổn phận hộ đê >< Ham mê cờ bạc.

+ Ung dung nhàn nhã >< Vất vã của dân phu. + Ồn ào căng thẳng >< Sự nghiêm trang trong đình.

→ tạo ra sự đối lập, khắc họa rõ hình ảnh tên quan.

- Khắc họa thêm tính cách tàn nhẫn vô lương tâm của quan phụ mẫu.

- Cảm thông với dân nghèo. - Lên án bọn quan lại.

3. Cảnh đê vỡ.

- Nước ngập lênh láng xoáy thành vực. - Nhà trôi, lúa ngập.

Tác giả tiếp tục dùng biện pháp nghệ thuật gì ?

GV cho HS thảo luận nhóm:

- Nhóm 1: Phân tích giá trị hiện

thực của văn bản ?

- Nhóm 2: Nêu giá trị nhân đạo

của văn bản ?

- Nhóm 3: Nghệ thuật ?

Sau khi thảo luận xong đại diện nhóm trả lời , nhóm khác nhận xét, GV chốt lại.

HS đọc ghi nhớ SGK

* Hoạt động 4: luyện tập

GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị sẵn lên HS điền vào ô thích hợp.

GV nhận xét chốt lại nội dung bài học.

Từ truyện: Sống chết mặc bay em hiểu gì về nhà văn Phạm Duy Tốn ?

- Nghệ thuật tăng cấp - Sự bất lực của con người. IV. Ý nghĩa văn bản.

- Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng của dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “ Lòng lang dạ thú”

- Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm.

- Kết hợp thành công 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp, ngôn ngữ khá sinh động làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.

* Ghi nhớ: SGK. D. Luyện tập. Hình thức ngôn ngữ Có Không ngôn ngữ tự sự × ngôn ngữ miêu tả × ngôn ngữ biểu cảm × ngôn ngữ người dẫn truyện × ngôn ngữ nhân vật × ngôn ngữ độc thoại nội tâm

ngôn ngữ đối thoại ×

E. Tổng kết ,rút kinh nghiệm + Củng cố:

Từ truyện: Sống chết mặc bay em hiểu gì về nhà văn Phạm Duy Tốn ? Qua văn

bản em thấy tên quan phụ mẫu là người như thế nào ?

+. Dặn dò: - Học bài nắm nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài sau : Cách làm bài văn lập luận giải thích. theo câu hỏi SGK.

+Đánh giá chung :

+Rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Văn 7kì 2 theo CKTKN (Trang 80)