3.4.2.1. Giải pháp bảo tồn sinh cảnh sống của động vật hoang dã
Theo các cuộc khảo sát điều tra về thành phần các loài thú trước, KBTTN ĐNN Vân Long đã ghi nhận được 39 loài thuộc 19 họ của 8 bộ thú. Nếu so sánh với các khu bảo tồn gần kế như Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Nội), Thượng Tiến (Hòa Bình) thì mức độ đa dạng về thành phần loài ở KBTTB ĐNN Vân Long tương đối nghèo nàn. Mức độ đa dạng sinh học các loài động vật ở khu vực còn kém chủ yếu là diện tích rừng bị tàn phá mạnh làm chúng mất nơi sống và sự săn bắt của người dân sống quanh khu vực, từđó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại và phát triển của chúng. Nhiều loài động vật như Sơn dương (Capicornis sumatrsensis),
Báo gấm (Neofelis nemulosa), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Báo hoa mai (Panthera pardus)…chỉ để lại dấu vết hoặc được cung cấp bởi cư dân vùng đệm khu bảo tồn. Nhiều loài chỉ còn số lượng ít như Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ đà hoa
(Vanarus salvator), Trăn đất (Pyton molurus)… Trong những loài động vật ở trên, ta có thể nhận thấy sự xuất hiện của các loài động vật xương sống cỡ lớn rất ít ỏi, còn các loài bò sát thì khả năng bắt gặp trong tự nhiên cũng rất khó khăn.
Trong số các loài thú sinh sống tại khu vực thì đáng chú ý nhất là loài Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri). Voọc mông trắng cũng như nhiều loài linh trưởng khác phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thức ăn thực vật. Chính vì thế việc bảo tồn hệ thực vật ở khu bảo tồn đồng nghĩa với việc bảo tồn sinh cảnh sống cho các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm mà điển hình ở đây là loài Voọc mông trắng.
Đối với loài Voọc mông trắng, theo các nghiên cứu điều tra trước đây, sinh cảnh sống của chúng là các quần hệ rừng thường xanh trên các dạng địa hình khác nhau trong khu vực. Cho tới nay, chúng chủ yếu sống trong các quần xã rừng thứ sinh bắt nguồn từ các quần hệ nguyển sinh kể trên, trong đó nguồn thức ăn phân bố trong các diện tích khác nhau thuộc quần xã rừng thứ sinh bị tác động mạnh nghèo kiệt và các quần xã trảng cây bụi trên các diện tích núi đá vôi đã bị biến động về lớp phủ thổ nhưỡng và chếđộ giữ nước bề mặt. Theo Trần Văn Thụy và cộng sự (2006) thì loài linh trưởng này chủ yếu sinh sống trong 4 khu vực chính sau:
- Rừng rậm nhiệt đới thứ sinh thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi - Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh trên núi sót đá vôi;
- Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh trên các dãy đá vôi.
Những quần thể thực vật này chủ yếu phân bố khu vực thung lung nối Gọng Vó với Đá hàn. Chính vì thế cần chú ý vào việc phục hồi thảm thực vật nhanh chóng và bảo vệ nghiêm ngặt khu vực này nhằm tạo nên cầu nối tự nhiên cho loài Voọc mở rộng khu phân bố giảm sức ép cạnh tranh nguồn thức ăn và không gian sống.
3.4.2.2. Giải pháp bảo tồn đối với các loài thực vật quý hiếm và có giá trị
Bảo vệ các loài thực vật quý hiếm, có giá trị ở khu bảo tồn bằng cách bảo vệ các hệ sinh thái mà chúng sinh sống. Chính vì thế, việc xác định rạnh giới của khu bảo tồn, khu vực vùng lõi, vùng đệm sẽ tạo điều kiện cho việc phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái của khu vực.
Đối với các hệ sinh thái trên can, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Xây dựng khu vực vườn ươm cho công tác ươm giống và bảo tồn tại khu bảo tồn, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm như Sưa bắc bộ, Nghiến…, các loài cây thuốc quí có tiềm năng như Nhân trần, Ba kích,... hay cây rau ăn như: Rau Sắng, Tầm bóp, Bò khai...;
- Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quan trọng để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học: dựa trên tổng thể các kiểu thảm thực vật của khu vực để xác định những hệ sinh thái còn ít bị tác động nhất và đặc trưng để ưu tiên bảo tồn.
- Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái: các hệ sinh thái đã bị tác động do quá trình khai thác gỗ, chăn thả gia súc cần khoanh nuôi bảo vệ để phục hồi các đặc trưng vốn có của hệ sinh thái rừng này.
- Theo kết quả của luận văn đã xác định được 16 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32 và Sách đỏ thế giới IUCN, 595 loài có công dụng: làm thuốc, thực phẩm, cho gỗ... trong đó có nhiều loài có nhiều loài có hơn 1 công dụng. Những loài thực vật này cần được ưu tiên bảo vệ.
Khu BTTN ĐNN Vân Long có khoảng 341ha diện tích đất ngập nước quanh năm,chiếm khoảng 13% diện tích của toàn bộ khu vực. Chính vì thế, hệ thực vật thủy sinh ở đây tương đối phát triển, tạo sinh cảnh sống và nơi kiếm ăn không chỉ
cho các loài động vật thủy sinh mà còn với các loài chim và thú. Vì thế, phần đất ngập nước chiếm vai trò quan trọng trong tổng thể của khu bảo tồn.
Đối với các hệ sinh thái ngập nước nói chung và các loài thực vật thủy sinh nói riêng, những biến động của môi trường nước sẽ tác động trực tiếp và nhanh chóng. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi mà khu vực vùng đệm khu bảo tồn có người dân sinh sống, nên các vấn đề như ngập lụt hàng năm, hoạt động sản xuất có sử dụng mặt nước sẽ có ảnh hưởng nhất định tới môi trường nước của các thủy vực. Vì thế, bảo tồn các sinh cảnh ở nước chính là duy trì hiện trạng hoang sơ một cách tự nhiên của đầm, bảo tồn và phát triển trở lại của các loài động vật thủy sinh, kéo theo nó là sự đảm bảo nguồn thức ăn và nơi dừng chân an toàn cho các loài chim nước, nhất là những loài chim di cư.Công tác này cần được coi trọng trong quy hoạch phát triển bền vững đối với khu BTTN ĐNN Vân Long.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Đa dạng về hệ thực vật
- Thành phần loài của hệ thực vật khu BTTN ĐNN được cấu thành bởi 746 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 458 chi, 161 họ của 6 ngành thực vật. Trong đó ngành Ngọc lan Magnoliophyta chiếm địa vị thống trị trong hệ thực vật:
- Hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long có hệ số chi là 1,63; hệ số họ là: 2,85 và số loài trung bình trong 1 họ là 4,63 loài.
2. Phổ dạng sống của hệ thực vật
Lần đầu tiên xác đinh dược phổ dạng sống của hệ thực vật khu BTNN Vân Long là:
SB = 51,08 Ph + 7,74 Ch + 17,80 Hm + 13,31 Cry + 10,06 Th 3. Phổ các yếu tốđịa lý của hệ thực vật
Lần đầu tiên xác đinh dược phổ các yếu tốđịa lý của hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long, trong đó yếu tố địa lý có ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố châu Á nhiệt đới chiếm với 144 loài (chiếm 19,44% tổng số loài), là yếu tố Đông Dương (theo nghĩa rộng) với 110 loài (chiếm 14,75% tổng số loài), yếu tốđặc hữu Ấn Độ có 87 loài (chiếm 11,66% tổng số loài), yếu tố Bắc bộ có 57 loài (chiếm 7,64% tổng số loài). Các yếu tốđịa lý còn lại chiếm số lượng không đáng kể.
4. Đa dạng giá trị tài nguyên:
+ Đa dạng về giá trị sử dụng cũng khá phong phú: trong tổng số 746 loài đã xác định được 595 loài có giá trị, chiếm 79,76% tổng số loài của khu bảo tồn. Nhóm giá trị sử dụng lớn nhất bao gồm cây làm thuốc với 253 loài (chiếm 42,52% tổng số loài), tiếp đến là nhóm cây cho gỗ với 142 loài (chiếm 23,87% tổng số loài). Có nhiều loài có nhiều hơn 1 công dụng: nhóm cây có 3 công dụng có 11 loài (chiếm 1,47% tổng số loài), nhóm có 2 công dụng có 119 loài (chiếm 15,95% tổng số loài).
+ Đa dạng về các loài quý hiếm: Đã xác định được tổng số 16 loài thực vật quý hiếm ở khu BTTN ĐNN Vân Long, trong đó có 13 loài cây có tên trong Sách đỏ Việt Nam – phần thực vật (2007), 6 loài trong Danh lục đỏ của IUCN (2009) và 2 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Đa dạng thảm thực vật
Luận văn xây dựng bản đồ thảm thực vật và xác định được 10 thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu là :
- Quần xã rừng rầm thứ sinh thường xanh cây lá rộng bị tác động mạnh; - Quần xã trảng cây bụi rậm thứ sinh thường xanh cây lá rộng ; - Quần xã trảng cỏ nhiệt đới thứ sinh;
- Quần xã cây trồng cạn hàng năm trên các diện tích nương rẫy tạm thời và thường xuyên;
- Quần xã cây trồng lâu năm (rừng trồng);
- Quần xã cây trồng cạn hàng năm trên các diện tích đất nông nghiệp trồng màu thường xuyên;
- Quần xã lúa nước;
- Quần xã cây trồng quanh khu dân cư; - Quần xã cỏ ngập nước ngọt thứ sinh; - Quần xã thủy sinh.
6. Các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long;
Luận văn đề xuất các giải pháp bảo tồn như sau:
- Các giải pháp về quản lý khu BTTN ĐNN Vân Long: phát triên kinh tế, nâng cao thu nhập và sự hợp tác của cộng đồng trong công tác bảo tồn, Giải pháp về nghiên cứu khoa học, phục vụ bảo tồn, Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực.
- Các giải pháp bảo tồn: bảo tồn sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã và các loài thực vật quý hiếm.
KHUYẾN NGHỊ
-Tiếp tục điều tra và thu thập thông tin dữ liệu nhằm tìm ra và bổ sung vào danh lục thực vật của khu bảo tồn;
- Cần có chương trình phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm nhằm nâng cao đời sống của người dân quanh khu bảo tồn nhằm hạn chế tác động của họ tới hệ sinh thái của khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),
Sách đỏ Việt Nam. Phần II – Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ , Hà Nội.
5. Bộ NN – PTNT, Cục Kiểm lâm (2002), Báo cáo quốc gia về khu bảo tồn và phát triển kinh tế, Hà Nội.
6. Bộ NN & PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 7. Bộ NN – PTNT, Birdlife Intertional in Indichina (2004), Thông tin các khu
bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 1, Hà Nội. Lê Trần Chấn (Chủ biên) (1999), Một sốđặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Lê Trần Chấn (1990), Một sốđặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn (tỉnh Hòa Bình), Luận án phó tiến sĩ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Đặng Quyết Chiến (2001), Phân tích tính đa dạng của hệ thực vật có mạch ở Khu Bảo tồn Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), Khóa luận tốt nghiệp Đại học. 10.Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, Viện điều tra quy hoạch rừng Hà Nội (2003),
Dự án đầu tư xây dựng khu BTTN ĐNN Vân Long, tỉnh Ninh Bình.
11.Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999 – 2001), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12.Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng, Trần Hợp (1969 – 1976), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập 1 – 6, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 13.Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh mục thực vật
14.Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999 – 2001), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, 2 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15.Cục Bảo vệ Môi Trường (2006), Hệ thống phân loại Đất ngập nước Việt Nam.
16.Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Đồng Thanh Hải, Nguyễn Đắc Mạnh (2009), Đa dạng sinh học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17.Phạm Hoàng Hộ (1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 -3 Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
18.Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993),Cây cỏ Việt Nam, 3 tập, 6 quyển, Motreal. 19.Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20.Lê Vản Khoa, Nguyễn Cử, Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân (2008),
Đất ngập nước, NXB Giáo dục, Hà Nội
21.IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
22.Hoàng Thị Thanh Nhàn, Hồ Thanh Hải, Lê Xuân Cảnh (2013), Đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy. tỉnh Nam Định, Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr. 587 – 594.
23.Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1997), Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24.Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 20(3), tr 1 – 5.
25.Phan Kế Lộc (1998), “Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam” (kết quả kiểm kê thành phần loài), Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 2, tr 10 – 15.
26.Đỗ Tất Lợi (1985), Tinh dầu Việt Nam, NXB Y học, Tp Hồ Chí Minh.
27.Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, In lần thứ VII, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
28.Đỗ Tất Lợi (1997), Từđiển cây Thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.
29.Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
30.Richard. Primack (Phạm Bình Quyền chủ biên, sách dịch) (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB KH & KT, Hà Nội.
31.Vũ Trung Tạng và cộng sự (2004), “Đất ngập nước Vân Long: Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học cho phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
32.Hoàng Văn Thắng (2005), Đa dạng sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động đến hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Bàu Sấu (VQG Cát Tiên), Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
33.Trần Văn Thụy và cộng sự (2006), Nghiên cứu nguồn thức ăn của Voọc quần đùi trắng tại khu BTTN Đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình, Đại học Quộc gia, Hà Nội.
34.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
35.Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36.Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Nông Nghiệp.
37.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
38.Thái văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt nam. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
39.Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
40.Mai Đình Yên (2008), Đa dạng sinh học tại khu BTTN Đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.
Tiếng Anh
41.K.M Stephens và R.M. Dowling (2002), Wetland plants of queensland: a
field guide
42.Martin B. Main, Ginger M. Allen, and Ken A. Langeland (2013), Creating
Wildlife Habitat with Native Florida: Freshwater Wetland Plants.
43.Steve.W.Chadde (2003), A Field Guide to the National Wetland Plant List:
44.The IUCN species survial Comission (2000), 2000 IUCN Red List of
Threatened speciesTM. © 2000 International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources. (CD).
Tiếng Pháp
45.Lecomte, H. et Humbert, et al. (1907 - 1952), Flore générale de l'Indo-