Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 38)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

- Toạđộ địa lý:

Từ 20020’55” đến 20025’45” vĩđộ bắc

Từ 105048’00” đến 105054’30” kinh độ đông.

- Ranh giới: Nằm trên địa bàn 7 xã là Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia thanh thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

- Trụ sở văn phòng ban đóng trên địa bàn xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Địa hình

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có kiểu địa hình ô trũng giữa các dòng sông và là một trong những ô trũng lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nằm về phía Đông Nam của Châu thổ Bắc Bộ. Các núi đá vôi (có xen một ít đồi cát kết) khá đồ sộ chiếm gần ¾ diện tích khu BTTN, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên dãy núi này có đỉnh cao nhất là 428m. Bề mặt bị chia cắt mạnh, với dạng địa hình tiêu biểu là các sườn núi dốc đứng nối tiếp điệp trùng, các đỉnh lởm chởm đá tai mèo sắc, nhọn. Ít thấy các thung lũng và các cánh đồng Karst lớn, mà thường thấy các thung dạng lòng chảo nhỏ dưới 10ha như thung Tranh... Dưới chân núi đá vôi thường có nhiều hang động ngập nước. Ranh giới giữa chân các dãy núi đá vôi và vùng đất trũng ngập nước còn xen kẽ một số đồi đá phiến thấp nằm rải rác trong khu vực với độ cao không vượt quá 50m.

Khí hậu- thuỷ văn

Khu BTTN ĐNN Vân Long có nhiệt độ bình quân năm biến động từ 23,30C - 23,40C. Mùa lạnh tới sớm vào cuối tháng 11 kết thúc vào đầu tháng 3 (số ngày lạnh trung bình từ 50-60 ngày) chủ yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ nóng nhất trung bình vào tháng 7 >290C, nhiệt độ tối thấp là 50C và tối cao là 390C. Lượng mưa ở mức trung bình, biến động từ 1800mm - 1900mm phân bố không đều giữa các mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88-90% tổng lượng mưa năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8,9 có ngày mưa tới 451mm.

Về hệ thống thuỷ văn: trong vùng có 3 hệ thống sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong khu BTTN, đó là sông Đáy, sông Bôi và sông Hoàng Long với nhiều nhánh sông suối nhỏ như sông Lãng, sông Canh. Ngoài ra trong khu BTTN còn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long như suối Tép và một số hang động trong núi đá vôi cung cấp nước cho đầm Cút và đầm Vân Long. Đặc điểm của các sông lớn là có độ dốc nhỏ, uốn khúc quanh co và có nhiều sông nhỏ nối các sông lớn tạo nên một mạng lưới khá dày đặc.

*) Đánh giá chung

Với điều kiện địa lý khí hậu và thủy văn nêu trên, khu BTTN ĐNN Vân Long có những nét nổi bật so với nhiều vùng khác của châu thổ Bắc Bộ. Đối với hệ thống các sườn núi dốc, lớp thổ nhưỡng chỉ gặp trong các hốc nhỏ, phân bố rải rác. Do đó hệ thực vật gặp trên đỉnh và sườn núi trở nên thưa thớt, chủ yếu là những loài cây bụi, chịu khô hạn và đặ biệt thích nghi với điều kiện nghèo dinh dưỡng, tồn tại và phát triển trong các hang hốc.

Bên cạnh núi đã vôi và hang động với thảm thực vật đặc trưng, bản thân phần trũng ngập nước cũng là một đơn vị cấu trúc thuộc dạng đầm lầy ngập lũ lụt (mash) với các loài thực vật thủy sinh, ưu thế là các cây thân thảo hoang dã, sống một vài năm phát triển cực thịnh trong mùa sinh dưỡng, ấm nắng và nhanh chóng tàn lụi vào mùa khô. Vì thế hệ thực vật thủy sinh có ảnh hưởng lớn tới mức độ đa dạng thực vật của khu vực nghiên cứu.

3.1.2. Kinh tế - xã hội:

Dân số, phân bố dân cư và lao động

Khu BTTN ĐNN Vân Long được quy hoạch lấy đất của 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh, riêng 2 xã là Gia Hòa có 3 thôn: Vườn Thị, Gọng Vó và Đồi Ngô và xã Gia Hưng có 2 thôn: Hoa Tiên và Cọt còn để lại trong khu bảo tồn. Trong khu bảo tồn có 412 hộ, 2504 nhân khẩu, 7 xã trên trở thành vùng đệm của khu Bảo tồn.

Theo thống kê năm 2008 tất cả 7 xã có 12.753 hộ với 50.659 nhân khẩu (dân). Xã ít dân nhất là xã Liên Sơn 5.644 và xã nhiều dân nhất là Gia Hòa 8.372. Mật độ bình quân 530 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số so với xã ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ởđây là thấp 1.7%.

Bảng 3.1. Số liệu dân sinh sống ở vùng đệm khu BTTN ĐNN Vân Long TT Đơn vị xã Số hộ Số khẩu Lao động 1 Gia Hưng 1.702 6.419 3.448 2 Liên Sơn 1.420 5.644 2.798 3 Gia Hòa 2.003 8.287 3.875 4 Gia Vân 1.890 8.287 3.649 5 Gia Lập 1.906 7.291 3.256 6 Gia Tân 2.129 8.372 3.892 7 Gia Thanh 1.703 6.359 2.689 Tổng cộng 12.753 50.659 17.263

(Nguồn: Báo cáo của khu BTTN đất ngập nước Vân Long 2008)

Tình hình kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp:

+ Về trồng trọt: Những sản phẩm chủ yếu là lúa, sắn và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía cùng với cây công nghiệp ngắn ngày chiếm rất ít. Nhưng nhìn chung sản phẩm tính theo đầu người là không cao.

+ Về chăn nuôi: Nhân dân trong khu bảo tồn chủ yếu tập trung chăn nuôi một số loài gia súc, gia cầm chính như Trâu, Bò, Lợn, Gà, Dê nhưng số lượng theo bầy đàn là còn thấp và không thông qua khâu tuyển chọn giống vì vậy năng suất chưa cao. Đặc biệt, việc chăn thả gia súc ở đây là không có quy hoạch và chiến lược phát triển cụ thể.

- Tình hình sản xuất lâm nghiệp:

+ Trồng rừng: Ban quản lý khu BTTN đất ngập nước Vân Long đã giao khoán diện tích đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình khoanh nuôi, bảo vệđược 2046 ha, trong đó: rừng núi đá là 1.865 ha, rừng trồng là 78 ha và 112 ha đất hoang đồi núi trồng rừng mới.

+ Quản lý bảo vệ rừng: Trong những năm qua công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa sạng sinh học được thực hiện tốt, độ che phủ của rừng đã dần được nâng cao; cảnh quan môi trường được cải thiện. Công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được các cấp uỷĐảng, chính quyền và nhân dân các xã trong khu vực quan tâm và tích cực hưởng ứng tham gia.

Cơ sở hạ tầng

Về thuỷ lợi: Công trình ngăn lũ đê Đầm Cút là công trình thuỷ lợi lớn nhất trong vùng. Trong một số dự án đã xây dựng được 03 trạm bơm. Các công trình này giúp nhân dân địa phương chống được lũ, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho một bộ phân dân cư nhất định.

Về giao thông nông thôn: đã có 20km đường bê tông trên đê đầm Cút, hầu hết các con đường liên thôn, liên xã cũng đã có đường bê tông.

Y tế - giáo dục

+ Y tế: Các cơ sở y tế thôn bản chưa được xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong 5 thôn trong khu BTTN đã có 4 thôn có y tá thôn (trừ thôn Cọt chưa có) nhưng trình độ chuyên môn chưa có, trang thiết bị, thuốc men chưa được đầu tư. Tại các trung tâm xã đều có trạm y tế, nhưng việc khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn còn rất hạn chế.

*) Nhận xét chung:

Tuy tình hình tăng dân số tại khu vực là còn thấp (1,7%) nhưng hoạt động sản xuất kinh tế của người dân không ổn định, dẫn đến chất lượng cuộc sống còn chưa cao. Hoạt động sản xuất chính ở khu vực là sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi ở khu vực thì chưa thực sự mang lại cuộc sống ổn định cho người dân bởi chưa có kế hoạch, chiến lược cũng như quy hoạch cụ thể, dẫn tới hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu diễn ra manh mún. Chính điều này đã tạo ra sức ép của người dân tới mức độ đa dạng thực vật tại khu vực bởi các hoạt động như chặt phá rừng, chăn thả gia súc…

Hiện trạng tài nguyên rừng

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có tổng diện tích là: 2.736ha với cơ cấu các loại đất như sau: - Đất lâm nghiệp: 2.079 ha - Đất có rừng: 1.934 ha - Đất trống: 145 ha - Đất hoang đồi núi: 112 ha - Đất khác: 133 ha - Đất ngập nước: 412 ha

Khu BTTN ĐNN Vân Long là nơi đang còn giữ được nguyên vẹn nhiều diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên với nhiều loài cây quý hiếm được xếp trong Sách Đỏ Việt Nam. Nhưng trước khi quy hoạch khu bảo tồn có một số diện tích đã bị tàn phá do người dân vào để phát nương làm rẫy. Sau khi thực hiện thành công dự án đầu tư

xây dựng khu bảo tồn thì đa phần diện tích trên đã tái sinh trở lại do khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đồng thời được đầu tư trồng mới với những loài cây bản địa nhằm tái tạo và nâng cao độ che phủ của rừng.

Khu BTTN đất ngập nước Vân Long được thành lập theo Quyết định số: 2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích là 2.736ha, vùng đệm thuộc 7 xã của huyện Gia Viễn. Tại thời điểm quy hoạch khu bảo tồn có một số người dân đã sinh sống từ lâu trong vùng lõi khu bảo tồn.

3.2. Đa dạng hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long 3.2.1.Đa dạng thành phần loài hệ thực vật: 3.2.1.Đa dạng thành phần loài hệ thực vật:

Thành phần thực vật bậc cao của KBTTN ĐNN Vân Long đã ghi nhận có 746 loài thuộc 458 chi, 161 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Các loài này được chỉnh lý tên khoa học, tên Việt Nam và thu thập các thông tin về dạng sống, yếu tố địa lý, công dụng. (Kết quả danh lục thành phần loài được trình bày chi tiết trong phần phụ lục).Trong đó sự phân bố của các bậc taxon họ, chi và loài trong bậc taxon ngành không đều và được thể hiện trong cấu trúc hệ thống hệ thực vật như trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Bảng thống kê thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long Tên ngành Tên Việt Nam Số Họ Số Chi Số Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Psilotophyta Ngành Khuyết lá thông 1 0.62 1 0.22 1 0.13 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 3 1.86 3 0.66 6 0.8 Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 1 0.62 1 0.22 1 0.13 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 18 11.18 38 7.86 54 7.24 Pinophyta Ngành Thông 2 1.24 2 0.44 5 0.67 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 136 84,47 413 90,62 679 91,02 Tổng cộng 161 100% 458 100% 746 100%

Qua bảng trên ta có thể nhận thấy hệ thực vật có sự phân bố không đồng đều giữa các ngành thực vật. Trong đó, ngành Khuyết lá thông – Psilotophyta và ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta là những ngành ít loài nhất, ngược lại, ngành Ngọc lan – Magnoliophyta đa dạng nhất với tổng số 679 loài, 415 chi của 136 họ.

Như vậy:

- Trong 6 ngành thực vật bậc cao của Việt Nam thì hệ thực vật tại KBTTN ĐNN Vân Long ghi nhận đầy đủ cả 6 ngành;

- Ngành Khuyết lá thông và ngành Cỏ tháp bút chỉ có 1 loài, 1 chi và 1 họ, chiếm tỉ lệ không đáng kể.

- Ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với sự vượt trội cả về số lượng của loài, chi và họ trong hệ thực vật. Điều đó chứng tỏ ngành Ngọc lan luôn giữđịa vị thống trị trong hệ thực vật là ngành chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (chiếm 91,02% tổng số loài). Số liệu này thể hiện tính quy luật đối với các hệ thực vật ở Việt Nam.

- Trong ngành Ngọc Lan tỷ lệ số loài của lớp Magnoliopsida (Ngọc lan) so với Liliopsida (Hành) của hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long là: 4,07 (bảng 3.3). Số liệu liệu này phù hợp với quy luật khách quan là: Đi từ vùng cực tới xích đạo, tỷ trọng lớp hai lá mầm / lớp một lá mầm tăng lên.

- Trong tổng số 746 loài đã xác định được ở khu vực nghiên cứu thì có 105 loài chỉ sống trong vùng dất ngập nước, chiếm 14,07% tổng số loài với các loài

Bảng 3.3: Tỷ lệ số loài của ngành Ngọc lan – Magnoliopsida so với lớp Hành - Liliopsida

Tên taxon Loài Tỷ lệ % Chi Tỷ lệ % Họ Tỷ lệ %

Liliopsida 134 19,73 87 20,96 30 22,06

Magnoliopsida 545 80,27 328 79,04 106 77,94

Magnoliophyta 679 100 415 100 136 100

Tỷ lệ Ngọc lan/ Hành 4,07 3,77 3,53

Nếu so sánh với hệ thực vật còn được bảo tồn tương đối tốt ở Cúc Phương (bảng 3.4), hệ thực vật Vân Long có số loài thực vật mất đi 2/3 tức là số loài thực vật hiện tại của Vân Long chỉ bằng 30% tổng số loài thực vật bâc cao có mạch đã biết ở Cúc Phương, và số chi giảm gần 50% so với hệ thực vật Cúc Phương.

Bảng 3.4: Bảng so sánh thành phần thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long với VQG Cúc Phương

Khu bảo tồn Khu BTTN ĐNN Vân Long VQG Cúc Phương

Số họ 161 182

Số chi 458 835

Số loài 746 1.807

Hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình của một họ

Phân tích taxon hệ thực vật của khu bảo tồn dựa theo các chỉ sốđã đưa ra, ta xác định được hệ số chi (số loài trung bình của một chi), hệ số họ (số chi trung bình của một họ) và chỉ số loài trung bình của một họ như sau:

- Chỉ số trung bình một họ được xác định bằng tỷ số giữa tổng số loài trên tổng sô chi của hệ thực vật nghiên cứu. Từđó xác định được chỉ số loài trung bình là 4,63 tương đương 4,63 loài trong 1 họ;

- Hệ số họ là tỷ số giữa tổng số chi trên tổng số họ. Học viên xác định được hệ số họ của hệ thực vât Vân Long là 2,85 tương đương 2,85 chi trong 1 họ;

- Hệ số chi là tỷ số giữa tổng số loài chia cho tổng số chi. Hệ thực vật Vân long có hệ số chi là 1,63 tương đương 1,63 loài trong 1 chi.

Ta thấy rằng hệ thực vật của KBTTN ĐNN Vân Long có chỉ số loài trung bình của một họ và hệ số họ khá cao. Tuy nhiên, hệ số chỉ của hệ thực vật lại thấp, bởi mức độ đa dạng về thành phần họ và chi của khu vực tương đối thấp so với các hệ thực vật miền bắc Việt Nam và hệ thực vật Việt Nam (bảng 3.5)

Bảng 3.5. Bảng so sánh các chỉ số thực vật KBTTB ĐNN Vân Long với hệ thực vật miền Bắc và Việt Nam

Hệ thực vật Các hệ số

Số loài trung bình 1 họ Hệ số chi Hệ số họ

Vân Long 4,63 1,63 2,85

Hệ thực vật Bắc Việt Nam 6,9 3,4 2,03

Hệ thực vật Việt Nam 8,4 4,4 1,91

3.2.2. Đa dạng về dạng sống

Bản chất sinh thái của hệ thực vật được đặc trưng bởi phổ dạng sống, tức là tỷ lệ phần trăm các nhóm dạng sống cơ bản cấu thành hệ thực vật. Phổ dạng sống của hệ thực vật được nghiên cứu càng sai khác với phổ dạng sống của hệ thực vật

điển hình của vùng hoặc hệ sinh thái đặc trưng thì bản chất sinh thái của hệ thực vật đó càng thay đổi, chủ yếu theo hướng suy thoái ở các mức độ khac nhau. Từ các loài thu thập được trong khu BTTN ĐNN Vân Long, học viên đã lập danh lục và phổ dạng sống của hệ thực vật. Các nhóm dạng sống cơ bản theo phân tích của Raukier (1932). Chi tiết phổ dạng sống và kí hiệu của chúng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.6: Phổ dạng sống hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long

T.T Nội dung hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

A. Cây chi trên Phanerophytes Ph 51,08

1 Cây chồi trên lớn - Megaphanerophytes R.Mega 25 3,87 2 Cây chồi trên trung bình - Therophytes R.Meso 87 13,47 3 Cây chồi trên nhỏ - Microphanerophytes R.Mi 118 18,27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)