Bản đồ thảm thực vật KBTTN ĐNN Vân Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 59)

3.3.2.1. Nội dung bản đồ

Bản đồ thể hiện bản chất sinh thái, phân bố địa lý và tính đánh giá tổng hợp thảm thực vật trong môi trường. Nội dung bản đồ thể hiện rõ nét sự phân bố của 10 quần xã thực vật.

3.3.2.2. Hệ thống màu sắc và kí hiệu:

Về cơ bản các phương thức sử dụng màu sắc và kí hiệu được vận dụng từ qui ước quốc tế của UNESCO.

*) Về gam màu và cấu trúc nét chải:

Đối với các quần xã rừng các gam màu biến đổi từ xanh lá đậm cho đến xanh lá nhạt với các cấp độ màu khác nhau. Quần xã lúa nước và cây trồng quanh khu dân cư được biểu thị bằng màu vàng và màu cam. Các hệ thống mặt nước và cây thủy sinh, cây ngập nước được thể hiện bằng màu xanh dương với các cấp độ khác nhau.

*) Về hệ thống kí hiệu:

Bản đồ thống nhất sử dụng một hệ thống kí tự màu đen. Hệ thống này là số thứ tự từ 1 đến hết thứ tự của đối tượng được sử dụng lặp lại đối với khoanh vi cùng bản chất chỉ thị cho một loại thảm thực vật.

Những đối tượng khác không phải thảm thực vật được kí hiệu theo hệ thống kí hiệu của bản đồđịa hình.

*) Hệ thống chú giải bản đồ.

A. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đá Vôi - các quần xã thứ sinh thay thế:

1 Quần xã rừng râm thứ sinh thường xanh cây lá rộng bị tác động mạnh ưu thế Ô rô (Streblus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Găng (Randia

spinosa), các loại Đa (Ficus spp)..v..v…

2 Quần xã trảng cây bụi rậm thứ sinh thường xanh cây lá rộng ưu thế Hoa giẻ thơm (Desmos chinensis), Lá nến (Macaranga denticulate), Đỏm lông (Bridelia

monoica), Ruối (Streblus asper), Ô rô (Streblus ilicifolius), Huyết giác (Dracaena

cambodiana)….v..v..

3 Quần xã trảng cỏ nhiệt đới thứ sinh ưu thế: Lau (Saccharum

spontaneum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus sinensis), Cỏ lào

(Chronolaena odorata) v..v..

4 Quần xã cây trồng cạn hàng năm trên các diện tích nương rẫy tạm thời và thường xuyên. chủ yếu là Ngô, Sắn, rau màu hàng năm...

5 Quần xã cây trồng lâu năm (rừng trồng) gồm Bạch đàn (Eucalyptus spp)., Keo tai tượng (Acacia mangium) ....

B. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất chậm thoát nước chân núi- các quần xã thứ sinh thay thế:

6 Quần xã cây trồng cạn hàng năm trên các diện tích đất nông nghiệp trồng màu thường xuyên.chủ yếu là Ngô và rau màu hàng năm

7 Quần xã lúa nước.

8 Quần xã cây trồng quanh khu dân cư.chủ yếu là Xoan, Nhãn, Lát, Đu đủ, Chanh, Mít....

C. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đầm lầy nước ngọt- các quần xã thứ sinh thay thế và quần xã thủy sinh:

9 Quần xã cỏ ngập nước ngọt thứ sinh ưu thế Sậy (Phragmites karka), Cỏ ống (Panicum repens)...

10 Quần xã thủy sinh ưu thế Rong xương cá (Myriophyllum dicoccum), Rong đuôi chó (Hydrilla verticillata), Rong mái chèo to (Vallisneria natans), Rau bát (Ottelia alismoides)...

                                                                               

(Người thc hin: Vũ Th Thúy Phượng)

Hình 3.4.: Bản đồ thảm thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long

8  1  2  3  4  5  6  7  9  10 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)