Đối với một khu hệ thực vật thì mức độđa dạng về nguồn tài nguyên còn thể hiện ở sự phong phú, đa dạng các cây có ích và giá trị sử dụng của chúng. Kết quả nghiên cứu về giá trị sử dụng của các loài thực vật khu vực nghiên cứu được trình bày theo bảng 3.9
Bảng 3.9: Tỷ lệ công dụng theo loài trong hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long TT Tên công dụng Ký hiệu Số lượng loài Tỷ lệ (%) tổng công dụng Tỷ lệ (%) tổng số loài của hệ 1. Cho gỗ 33 142 23,87 19,03 2. Nguyên liệu giấy, sợi 34 11 1,85 1,47 3. Tinh dầu 35 6 1,01 0,8 4. Dầu béo 36 3 0,5 0,4 5. Nhựa 37 3 0,5 0,4 6. Cho Ta nin 38 5 0,84 0,67 7. Làm thuốc 39 253 42,52 33,91 8. Chất nhuộm 40 10 1,68 1,34 9. Cây cảnh 41 50 8,4 6,7 10. Thức ăn cho người 42 83 13,95 11,13 11. Thức ăn gia súc 43 24 4,03 3,22 12. Nguyên liệu xây dựng 44 5 0,85 0,67 Tổng số 595 100% 79,76%
Hình 3.3: Tỷ lệ (%) công dụng hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long
Từ kết quả trong bảng trên, học viên đã xác định được 595 loài có giá trị tài nguyên chiếm 79,76% tổng số loài của toàn hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long.
a. Tài nguyên cây gỗ
Nhóm thực vật có công dụng cho gỗ là 142 loài, chiếm 23,87% tổng số loài toàn hệ. Ở Vân Long, rừng cây gỗ chỉ còn lại một diện tích nhỏ mới phục hồi và thay vào đó là các trảng cây bụi và trảng cỏ. Các loài cây gỗ thống kê được ở Vân Long chủ yếu có đường kính nhỏ, ở dạng cây bụi, chỉ trừ một số cá thể thuộc các loài cây Sung, Đa (Ficus spp) ở ven các thung lung…
b. Tài nguyên cây làm thuốc
Khu BTTN ĐNN Vân Long có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với 253 loài thực vật bậc cao có mạch có thể dùng làm thuốc, chiếm 42,52%. Điều này cho thấy cây làm thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài trong toàn bộ khu hệ.
c. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ
Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ của khu bảo tồn bao gồm các nhóm cây làm cảnh, cây làm thực phẩm, cây cho nguyên liệu đan lát, cây cho dầu béo và tinh dầu và nhóm cây độc.
- Nhóm cây cho dầu béo, tinh dầu: Loại tài nguyên này ở Vân Long không nhiều, chủ yếu tập trung trong các họ Re (Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Hồi (Illiciaceae), Đậu (Fabaceae), Cam (Rutaceae), Bồ hòn (Sapindaceae);
- Nhóm cây cho nguyên liệu đan lát, thủ công mỹ nghệ và làm giấy: Trong tổng số loài có 22 loài cây có thể dùng để đan lát hay làm giấy, chiếm 4,8% tổng số loài của cả khu vực. Họ có nhiều loài nhất là họ Cói (Cuperaceae), Cỏ (Poaceae), Cau dừa (Arecaceae).
- Nhóm cây làm cảnh: 50 loài có thể làm cảnh chiếm 12,9% tổng số loài, thuộc chủ yếu các họ Cau dừa (Arecaceae). Trong số những cây làm cảnh giá trị nhất là hai loài Tuế (Cycas balansae, c.miquelii) và các loài thuộc họ Lan (Orchideceae spp);
- Nhóm cây làm thực phẩm: Ở khu vực có 85 loài cây ăn được, chiếm 20,8% tổng số loài. Họ có nhiều loài cây ăn được nhất là họ Cúc(Asteraceae) (13 loài) tiếp đến là họ Bầu (Cucurbitaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Xoài (Anacardiaceae). Trong số các loài cây ăn được có loài Rau Sắng (Melientha
suavis) cho rau ăn rất ngon, đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
Xét về mặt công dụng của 595 loài, trong đó có những loài có nhiều công dụng, nên đã làm phong phú giá trị sử dụng cho nguồn tài nguyên. Đại diện là các loài có nhiều công dụng như 3 công dụng với 11 loài, điển hình là các loài Xoan nhừ (Cheirospondias axillaris (Roxb.) B.L.Burtt & A.W.Hill), Thị (Dyospyros
decandra Lour), Chân chim tám lá (Schefflera octophylla (Lour.) Harms); 2 công
dụng với 119 loài với các loài như Liên đằng thường (Lindera communis Hemsl), Nghiến Bắc (Pentace tonkinensis), Nghiến Bắc bộ (Excentrodendron tonkinensis)…