Dân số, phân bố dân cư và lao động
Khu BTTN ĐNN Vân Long được quy hoạch lấy đất của 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh, riêng 2 xã là Gia Hòa có 3 thôn: Vườn Thị, Gọng Vó và Đồi Ngô và xã Gia Hưng có 2 thôn: Hoa Tiên và Cọt còn để lại trong khu bảo tồn. Trong khu bảo tồn có 412 hộ, 2504 nhân khẩu, 7 xã trên trở thành vùng đệm của khu Bảo tồn.
Theo thống kê năm 2008 tất cả 7 xã có 12.753 hộ với 50.659 nhân khẩu (dân). Xã ít dân nhất là xã Liên Sơn 5.644 và xã nhiều dân nhất là Gia Hòa 8.372. Mật độ bình quân 530 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số so với xã ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ởđây là thấp 1.7%.
Bảng 3.1. Số liệu dân sinh sống ở vùng đệm khu BTTN ĐNN Vân Long TT Đơn vị xã Số hộ Số khẩu Lao động 1 Gia Hưng 1.702 6.419 3.448 2 Liên Sơn 1.420 5.644 2.798 3 Gia Hòa 2.003 8.287 3.875 4 Gia Vân 1.890 8.287 3.649 5 Gia Lập 1.906 7.291 3.256 6 Gia Tân 2.129 8.372 3.892 7 Gia Thanh 1.703 6.359 2.689 Tổng cộng 12.753 50.659 17.263
(Nguồn: Báo cáo của khu BTTN đất ngập nước Vân Long 2008)
Tình hình kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Về trồng trọt: Những sản phẩm chủ yếu là lúa, sắn và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía cùng với cây công nghiệp ngắn ngày chiếm rất ít. Nhưng nhìn chung sản phẩm tính theo đầu người là không cao.
+ Về chăn nuôi: Nhân dân trong khu bảo tồn chủ yếu tập trung chăn nuôi một số loài gia súc, gia cầm chính như Trâu, Bò, Lợn, Gà, Dê nhưng số lượng theo bầy đàn là còn thấp và không thông qua khâu tuyển chọn giống vì vậy năng suất chưa cao. Đặc biệt, việc chăn thả gia súc ở đây là không có quy hoạch và chiến lược phát triển cụ thể.
- Tình hình sản xuất lâm nghiệp:
+ Trồng rừng: Ban quản lý khu BTTN đất ngập nước Vân Long đã giao khoán diện tích đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình khoanh nuôi, bảo vệđược 2046 ha, trong đó: rừng núi đá là 1.865 ha, rừng trồng là 78 ha và 112 ha đất hoang đồi núi trồng rừng mới.
+ Quản lý bảo vệ rừng: Trong những năm qua công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa sạng sinh học được thực hiện tốt, độ che phủ của rừng đã dần được nâng cao; cảnh quan môi trường được cải thiện. Công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được các cấp uỷĐảng, chính quyền và nhân dân các xã trong khu vực quan tâm và tích cực hưởng ứng tham gia.
Cơ sở hạ tầng
Về thuỷ lợi: Công trình ngăn lũ đê Đầm Cút là công trình thuỷ lợi lớn nhất trong vùng. Trong một số dự án đã xây dựng được 03 trạm bơm. Các công trình này giúp nhân dân địa phương chống được lũ, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho một bộ phân dân cư nhất định.
Về giao thông nông thôn: đã có 20km đường bê tông trên đê đầm Cút, hầu hết các con đường liên thôn, liên xã cũng đã có đường bê tông.
Y tế - giáo dục
+ Y tế: Các cơ sở y tế thôn bản chưa được xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Trong 5 thôn trong khu BTTN đã có 4 thôn có y tá thôn (trừ thôn Cọt chưa có) nhưng trình độ chuyên môn chưa có, trang thiết bị, thuốc men chưa được đầu tư. Tại các trung tâm xã đều có trạm y tế, nhưng việc khám chữa bệnh cho nhân dân vẫn còn rất hạn chế.
*) Nhận xét chung:
Tuy tình hình tăng dân số tại khu vực là còn thấp (1,7%) nhưng hoạt động sản xuất kinh tế của người dân không ổn định, dẫn đến chất lượng cuộc sống còn chưa cao. Hoạt động sản xuất chính ở khu vực là sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi ở khu vực thì chưa thực sự mang lại cuộc sống ổn định cho người dân bởi chưa có kế hoạch, chiến lược cũng như quy hoạch cụ thể, dẫn tới hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu diễn ra manh mún. Chính điều này đã tạo ra sức ép của người dân tới mức độ đa dạng thực vật tại khu vực bởi các hoạt động như chặt phá rừng, chăn thả gia súc…
Hiện trạng tài nguyên rừng
Khu BTTN đất ngập nước Vân Long có tổng diện tích là: 2.736ha với cơ cấu các loại đất như sau: - Đất lâm nghiệp: 2.079 ha - Đất có rừng: 1.934 ha - Đất trống: 145 ha - Đất hoang đồi núi: 112 ha - Đất khác: 133 ha - Đất ngập nước: 412 ha
Khu BTTN ĐNN Vân Long là nơi đang còn giữ được nguyên vẹn nhiều diện tích rừng núi đá vôi tự nhiên với nhiều loài cây quý hiếm được xếp trong Sách Đỏ Việt Nam. Nhưng trước khi quy hoạch khu bảo tồn có một số diện tích đã bị tàn phá do người dân vào để phát nương làm rẫy. Sau khi thực hiện thành công dự án đầu tư
xây dựng khu bảo tồn thì đa phần diện tích trên đã tái sinh trở lại do khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đồng thời được đầu tư trồng mới với những loài cây bản địa nhằm tái tạo và nâng cao độ che phủ của rừng.
Khu BTTN đất ngập nước Vân Long được thành lập theo Quyết định số: 2888/QĐ-UBND ngày 18/12/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, có tổng diện tích là 2.736ha, vùng đệm thuộc 7 xã của huyện Gia Viễn. Tại thời điểm quy hoạch khu bảo tồn có một số người dân đã sinh sống từ lâu trong vùng lõi khu bảo tồn.