bậc cao có mạch) trong phạm vi Khu BTTN Đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu có chọn lọc
Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu tại Khu BTTN đất ngập nước Vân Long trong những năm trước đây kể cả các văn bản, các cuộc hội nghị, hội thảo, các chương trình…
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin viễn thám – GIS – thành lập bản đồthảm thực vật thảm thực vật
Phần mềm được sử dụng để thiết lập các lớp thông tin là mapinfo 9.0 được hỗ trợ và liên kết với các tính năng của window 7. Các lớp thông tin được sử lý như là các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trong một bộ cơ sở sữ liệu của GIS. Về quy trình thành lập bản đồ, học viên vận dụng quy trình Kycheler (1967) với những bước như sau:
Bước 1: Thu thập các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu vềđịa hình, khí hậu, thủy văn, thực vât…dựa vào các điều kiện tự nhiên trong vùng, kết hợp với việc giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành định loại và phân tích bước đầu các đối tượng của thảm thực vật. Xây dựng khóa giải đoán sơ bộ và bản đồ phân tích vùng khóa.
Bước 2: Tiến hành thực địa khảo sát vùng nghiên cứu, lập tuyến khảo sát, kiểm tra các đối tượng đã được định loại bước đầu trên ảnh, tiến hành mô tả và thu nhập số liệu về thành phần, đặc điểm, cấu trúc của đối tượng, hiệu chỉnh ranh giới của đối tượng trên ảnh viễn thám, lập khóa giải đoán.
Bước 3: Hiệu chỉnh khóa giải đoán, kết hợp tư liệu thu nhập trước và trong quá trình thực địa để thành lập bản đồ thảm thực vật trên ảnh vệ tinh. Đồng thời số hóa các lớp thông tin về giao thông, thủy văn, địa hình trên phần mềm mapinfo 9.0.