Các giải pháp về quản lý khu BTTN ĐNN Vân Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 63)

Các mục tiêu quản lý khu đất ngập nước là giải quyết những vấn đề tại khu vực và hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển kinh tế xã hội lâu dài ởđịa phương.

3.4.1.1. Phát triên kinh tế, nâng cao thu nhập và sự hợp tác của cộng đồng trong công tác bảo tồn

Cần tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn nhằm làm giảm tác động của người dân vào khu bảo tồn. Chính vì thế cần nắm bắt được giá trị tài nguyên, sự vận động và phát triển của hệ sinh thái rừng, sức sản xuất của rừng... từ đó đề ra các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên đồng thời cũng đảm bảo được chất lượng tài nguyên. Luận văn xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau

- Quy hoạch và phát triển tiềm năng du lịch có sự tham gia của người dân để tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân khu bảo tồn gắn liền với công tác bảo tồn ĐDSH.

- Tiếp tục thực hiện công tác giao đất giao rừng cho người dân nhằm nâng cao trách nhiệm và có thêm sựđóng góp của cộng đồng, đồng thời tăng cường đầu tư khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng;

- Nghiên cứu, lựa chọn và phổ biến các mô hình canh tác mới có hiệu quả và năng suất cao cho người dân;

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống quanh khu vực khu BTTN ĐNN Vân Long về tầm quan trọng và bảo tồn đa dạng sinh học: Tiến hành thông qua các buổi tuyên truyền và giáo dục môi trường ở các buổi họp thôn, xóm, trơng các trường học. Nội dung tuyên truyền tập trung vào những vấn đề như: tầm quan trọng của công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH, vai trò của ĐDSH nói chung và rừng nói riêng đối với đời sống con người. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độ của từng đối tượng.

3.4.1.2. Giải pháp về nghiên cứu khoa học, phục vụ bảo tồn

- Cần thiết lập các hệ thống ô tiêu chuẩn, các khu vực đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng tiêu biểu của khu bảo tồn để thu thập số liệu lập nên các điểm quan trắc nhằm đánh giá các biến động của các hệ sinh thái qua đó làm cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng;

3.4.1.3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực:

Xây dựng các thuyết minh đề tài, dự án nghiên cứu nhằm thu hút các nhà đầu tư, tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước, tham gia các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực. Qua đó thu hút được các nguồn kinh phí để đầu tư nâng cao hiệu quả cho các hoạt động bảo tồn phát triển bền vũng các giá trị tài nguyên.

- Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý thông qua các chương trinh tập huấn;

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở Vân Long, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý, hiếm, nguy cấp, đặc hữu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 63)