Một hệ thực vật bao gồm các loài giống nhau và khác nhau về nguồn gốc phân bố địa lý do sự phụ thuộc vào điều kiện môi trường và lịch sử phát sinh. Ý nghĩa chủ yếu của việc phân tích nguồn gốc phát sinh là để phân biệt hai nhóm thực vật: bản địa và di cư.
Một vấn đề quan trọng khi phân tích đặc trưng phân bốđịa lý của hệ thực vật là xác định các loài đặc hữu. Theo Pocs Tamas, A.I. Tonmacchop, J.Schimithiisen: “….đặc hữu là những loài chỉ phân bốở một vùng (miền, địa phương…) duy nhất trên trái đất, không thể phát hiện được ở bất kỳ nơi nào khác”.
Đánh giá khía cạnh đa dạng về yếu tốđịa lý, Gagnepain (1924, 1944) đã thống kê và sắp xếp các loài thực vật Đông Dương vào các yếu tố sau trong bảng 1.3 [8].
Bảng 1.3. Phổ các yếu tốđịa lý các loài thực vật Đông Dương theo Gagnepain
Yếu tố Tỷ lệ Yếu tốđặc hữu địa phương 11,9 % Yếu tố Trung Quốc 33,8% Yếu tố Malausia 15,0% Yếu tố India – Himalaya 11,5% Yếu tố phân bố rộng và nhiệt đới 20,8%
Pocs Tamas (1965) cũng đã đưa ra các yếu tốđịa lý thực vật cho hệ thực vật miền Bắc Việt Nam là: * Yếu tốđặc hữu bản địa : 33,90% - Đặc hữu Việt Nam : 32,55% - Đặc hữu Đông Dương : 7,35% * Yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới : 55,27% - Trung Quốc : 12,89% - Indo – Himalaya : 9,33% - Malaysia – Indonexia : 25,69% - Các yếu tố nhiệt đới khác : 7,36% * Các yếu tốkhác : 11,0%
Căn cứ vào thang phân loại của Pocs Tamas ở trên, Ngô Chính Dật (1993), Trần Chẩn (1994) và trên cơ sở nghiên cứu của mình, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã xây dựng thang phân loại các yếu tốđịa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý. Thang phân loại này đã được tác giả chỉnh sửa, bổ sung, theo đó, các yếu tố địa lý cấu thành của một hệ thực vật bao gồm các nhóm sau:
- Yếu tố toàn thế giới - Liên nhiệt đới:
+ Nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ + Nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ + Nhiệt đới châu Á và Mỹ
- Cổ nhiệt đới
+ Nhiệt đới châu Á – châu Úc + Nhiệt đới châu Á – châu Phi
- Nhiệt đới châu Á (Indo – Malaysia) + Đông Dương – Malaysia
+ Đông Dương - Ấn Độ hay Lục địa châu Á nhiệt đới
+ Đông Dương – Himalaya hay Lục địa Đông Nam Á (trừ Malaysia, Ấn Độ) + Đông Dương – Nam Trung Quốc
- Ôn đới Bắc
+ Đông Á – Bắc Mỹ + Ôn đới cổ thế giới
+ Vùng ôn đới Địa Trung Hải, châu Á, châu Âu + Đông Á
- Đặc hữu Việt Nam + Gần đặc hữu - Yếu tố cây trồng - Yếu tố không xác định
Theo nguyên tắc Pócs Tamás đề ra [8], Lê Trần Chấn (1999) đã tổng hợp và đi đến kết luận rằng hệ thực vật Việt Nam được cấu thành bởi các yếu tố trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Các yếu tốđịa lý thực vật ở Việt Nam theo Pócs Tamás [8] Yếu tố Phân bố taxon thực vật
Yếu tố đặc hữu
bắc bộ Khu phân bố trong ranh giới hành chính của Bắc bộ cũ.. Yếu tố đặc hữu
Trung bộ Khu phân bố nằm trong ranh giới hành chính Trung bộ cũ. Yếu tố đặc hữu
Nam bộ Khu phân bố nằm trong ranh giới hành chính Nam bộ cũ. Yếu tốđặc hữu
Việt Nam
Phân bố trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi phân tích yếu tố này ngoài những loài phân bố cả ba miền (Bắc, Trung, Nam) điều đáng lưu ý là một số loài chỉ phân bố ở bắc và trung bộ hoặc chỉ phân bốở Nam bộ và ranh giới là cực bắc Trung bộ
Yếu tố Đông Dương
(Theo nghĩa rộng)
Bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, toàn bộ phần nhiệt đới của Mianma, Thái Lan (trừ phần cực nam kéo xuống Malaixia).
Yếu tố Nam Trung Quốc
Bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam và các vùng nhiệt đới Tây nam và Nam Trung Quốc.
Yếu tố Hải Nam,
Đài Loan,
Philippin
Bao gồm các loài phân bố Việt Nam, Hải Nam, Đài Loan, Philippin
Yếu tố Phân bố taxon thực vật
Yếu tố Hymalaya
Bao gồm các loài phân bố ở phần trước núi nhiệt đới của dãy Hymalaya. Các loài này có thể còn phân bố cả ở Lào, Campuchia, Thái Lan. Miến Điện.
Yếu tốẤn Độ Bao gồm các loài phân bố ở Đông Dương theo nghĩa rộng và có phân bốởẤn Độ.
Yếu tố Malaixia Bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam, bán đảo Malaixia và các đảo thuộc Malaixia.
Yếu tố Malaixia
– Indonexia Bao gồm các loài phân bốở Việt Nam, Malaixia, Indonexia. Yếu tố Malaixia
– Indonexia – châu Úc
Bao gồm các loài phân bố ở Việt Nam, Malaixia, Indonexia, châu Úc
Yếu tố châu Á nhiệt đới
Bao gồm các loài phân bốở Ấn Độ, Đông Dương (theo nghĩa rộng), Malaixia, Indonexia, Philippin, và các đảo Thái Bình Dương.
Yếu tố cổ nhiệt đới
Gồm những loài phân bốở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Úc.
Yếu tố tân nhiệt đới và liên nhiệt đới
Bao gồm các loài phân bốở nhiệt đới châu Mỹ, nhiệt đới châu Á, nhiệt đới châu Phi. Nói cách khác là toàn bộ vành đai nhiệt đới của thế giới.
Yếu tốĐông Á Bao gồm các loài phân bố ở Triều Tiên, Nhật Bản, Đông Trung Quốc, Đài Loan và bắc Việt Nam.
Yếu tố châu Á Gồm các loài phân bố trong phạm vi lãnh thổ toàn châu Á. Yếu tố ôn đới bắc Gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới châu Á và châu
Âu đồng thời cũng có ở Việt Nam. Yếu tố phân bố
rộng Gồm các loài phân bố rộng trên phạm vi toàn thế giới. Yếu tố ngoại lai
hóa và nhập nội hiện đại
Bao gồm các loài có nguồn gốc di cư, xâm nhập vào hệ thực vật Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
Toàn bộ hệ thống phân loại đều được học viên áp dụng trong nghiên cứu cũng như trong danh lục thực vật của Khu BTTB ĐNN Vân Long.