Nghiên cứu đa dạng thực vật tại Khu BTTN ĐNN Vân Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 30)

Các công trình nghiên cứu vềđa dạng thực vật tại Khu BTTN Đất ngập nước Vân Long được tiến hành trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Năm 2001, Viện Điều tra quy hoạch rừng kết với Chi cục Kiểm Lam Ninh Bình và các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, khoa Sinh học trường Đại

học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành điều tra đa dạng sinh học khu đất ngập nước Vân Long, bước đầu đã xác định được 457 loài thực vật bâc cao có mạch thuộc 327 chi và 127 họ, thuộc 6 loại sinh cảnh chính, bao gồm:

- Rừng phục hồi trên núi đá vôi; - Rừng trồng;

- Trảng cỏ và cây bụi; - Đất núi đá không cây; - Đất ngập nước quanh năm, - Đất nông nghiệp và đất thổ cư.

Vũ Trung Tạng (2005) đã thống kê được 488 loài thực vật bâc cao có mạch, thuộc 342 chi và 135 họ, đưa ra một số kiểu thảm thực vật chính ở khu vực nghiên cứu này, đó là:

- Rừng thứ sinh trên núi đá vôi;

- Trảng cỏ và cây bụi trên các thung núi khô hạn;

- Thảm thực vật và các sinh cảnh trong vùng ngập nước; - Thực vật trên các sườn và đỉnh núi đá.

Mai Đình Yên (2008) đưa ra 3 hệ sinh thái chính ở khu vực, đó là: - Hệ sinh thái trên cạn được hình thành trên nền Karst;

- Hệ sinh thái dưới nước được hình thành ở vùng trũng mang đặc trưng của vùng đầm lầy nước ngọt đồng bằng sông Hồng;

- Hệ sinh thái nơi ở của dân cư.

Số lượng loài thực vật cũng được thống kê đầy đủ hơn với 687 loài, thuộc 451 chi, 144 họ thực vật trên cạn và 35 loài thực vật thủy sinh.

Trong năm 2010, Lê Trọng Tuyên đã tiến hành nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật tại khu vực. Tác giảđã xây dựng danh lục thực vật với số lượng loài lên tới 702 loài thuộc 443 chi, 155 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Tất cả các công trình nghiên cứu trên tuy có cùng hướng nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật tại khu vực nhưng lại chưa tiến hành nghiên cứu những đặc trưng khác của hệ thực vật như đa dạng về phổ dạng sống, đa dạng về các yếu tố địa lý của các loài thực vật. Vì thế, đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm bổ sung cho các công trình trước đây.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)