2.2.3.1. Phương pháp điều tra thực địa
Áp dụng phương pháp điều tra thực địa được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997) [34], “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” [36] và “Hệ sinh thái rừng nhiệt đới” (2004) [35]:
− Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN ĐNN Vân Long, la bàn, máy định vị (GPS) để xác định tuyến điều tra và vị trí thu mẫu ngoài thực địa.
− Thời gian khảo sát thực địa: Tháng 6/2014 và tháng 9/2914
− Ghi nhận kỹ lưỡng những đặc trưng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến khảo sát (thu mẫu các loài đặc trưng, loài phổ biến). Các đặc điểm của mẫu để phục vụ công tác phân loại.
− Tiêu chuẩn mẫu thu: Có đủ cả bộ phận dinh dưỡng (cành, lá non, lá trưởng thành, có thể có cả củ và rễ) và bộ phận sinh sản (hoa hoặc quả hoặc cả hai). Sử dụng kéo cắt cành để cắt mẫu.
− Dựa trên các đặc điểm còn nguyên vẹn và trực quan nhất của các loài thực vật, tiến hành nhận dạng và xác định tên sơ bộ ngay tại thực địa và ghi các thông tin vào phiếu thực địa.
− Xử lý mẫu thực địa: Các mẫu thu thập được xử lý sơ bộđểđảm bảo nguyên vẹn mẫu không bị hư hỏng các đặc điểm phân loại và bảo quả trong cồn 700.
− Chụp ảnh: Trong với quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài (ghi lại số hiệu mẫu cùng với số thứ tựảnh trong sổ tay để tiện cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh cùng với những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu.
2.2.3.2 Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
Mẫu sau khi được chuyển về phòng thí nghiệm học viên tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp xử lý mẫu của Bách thảo và áp dụng phương pháp hình thái để phân loại xác định tên khoa học.
Phân loại mẫu theo họ và chi
Phân loại các mẫu tiêu bản mẫu theo bảng chỉ dẫn nhận biết nhanh các họ thực vật, các khóa phân loại kết hợp tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia để sắp xếp chúng theo từng họ, chi.
Đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu lưu
Đối với những nơi có bộ mẫu cây khô lưu ở bảo tàng thực vật hay các phòng mẫu cây khô (bách thảo = herbarium) với đầy đủ tên khoa học, học viên mang mẫu so với bộ mẫu lưu để có tên sơ bộ. Những mẫu nghi ngờ được phân tích cụ thể và tra tên khoa học theo khoá xác định.
Phân tích mẫu
Các bộ phận phân tích là các đặc điểm đặc trưng cho loài do gen quy định như cành, lá, hoa,… đặt dưới kính lúp để quan sát và vẽ hình. Khi phân tích chú ý một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong; Phân tích từ cái lớn đến cái nhỏ; Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.
Xác định tên khoa học
Dựa trên các đặc điểm phân tích mẫu tiêu bản mô tả được tiến hành tra cứu tên khoa học theo các khóa phân loại và mô tả loài theo các tài liệu tham khảo chuyên ngành. Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:
- Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 - 2000) [17, 18] - Thực vật chí Đông Dương, (1907 - 1952) [46]
- Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002). [19] - Danh lục các loài thực vật Việt Nam [2, 3],…
Chỉnh lý tên khoa học
Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập I – 2001, tập II – 2002 và tập III – 2005) [2], [3]. Danh lục thực vật của khu BTTN ĐNN Vân Long được sắp xếp theo thứ tự tiến hóa của các ngành, ở mỗi ngành, các họđược xếp theo hệ thống alphabet tên khoa học. Riêng thực vật Hạt kín thì các họ được xếp theo 2 lớp, lớp Hai lá mầm trước, lớp Một lá mầm xếp sau cùng, các họ theo mỗi lớp cũng xếp theo alphabet tên khoa học. Danh lục còn có tên khoa học, tên Việt Nam và tên địa phương (nếu có) cùng với các thông tin giúp ích cho việc đánh giá đa dạng, đó là các thông tin về dạng sống, phân bố, công dụng, mức độ bị đe dọa…
2.2.3.3. Phương pháp đánh giá một sốđặc điểm của hệ thực vật
Theo phương pháp đánh giá phân tích một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam do Lê Trần Chấn áp dụng trong tài liệu “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” [8] luận văn tiến hành phân tích đánh giá hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long theo các hướng sau:
Thành phần loài
Căn cứ theo tiêu bản thu được, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về các loài thực vật của Khu BTTN ĐNN Vân Long. Kết hợp các tài liệu tham khảo chuyên ngành, tiến hành chỉnh lý chính xác tên khoa học và xây dựng danh lục theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nơi sống Dạng sống Yếu tố địa lý Công dụng
Danh mục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu. Do đó, danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành. Các ngành xếp theo thứ tự tiến hoá, từ thấp đến cao. Ở mỗi ngành, các họ được xếp theo hệ thống alphabet tên khoa học, riêng thực vật Hạt kín thì các họđược xếp vào hai lớp, lớp Hai lá mầm trước, lớp Một lá mầm xếp sau cùng, các họ trong mỗi lớp cũng xếp theo alphabet tên khoa học.
Cấu trúc hệ thống của hệ thực vật.
a, Số lượng loài, chi, họ và ngành
Từ danh lục thành phần loài, tiến hành xắp xếp các loài theo hệ thống các ngành theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao theo bảng 2.2.
Bảng 2.2. Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Chi Loài
1 Psilotophyta Ngành Khuyết lá thông 2 Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 3 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 4 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 5 Pinophyta Ngành Thông 6 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 6.1 Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 6.2 Liliopsida Lớp Hành
b, Hệ số chi (số loài trung bình của 1 chi), hệ số họ và số loài trung bình của một họ.
Phổ dạng sống
Dạng sống của các loài thực vật có liên quan mật thiết đến môi trường sinh thái, sựđa dạng về dạng sống nói lên mức độđa dạng về các nhân tố sinh thái trong vùng có hệ thực vật cư trú. Ngoài ra nó cũng chỉ ra được tính chất nguyên sinh của các hệ thực vật hay là sự tác động của các nhân tố sinh thái lên hệ thực vật đó. Nếu như một hệ thực vật có nhóm cây chồi trên càng cao hay chiếm một tỷ lệ lớn thì hệ thực vật đó càng nguyên sinh hay mức độ tác động càng ít. Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay cả hai) loài đó tồn tại dưới dạng sống nào: chỉ là hạt nghỉ hay còn có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với mặt đất, có được bảo vệ hay không. Theo đó, phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934), ghi theo Thái Văn Trừng (1978) [37] và ghi theo Lê Trần Chấn, 1999 [8] được áp dụng cho các loài thực vật thuộc hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long theo bảng 1.5
Phổ các yếu tốđịa lý (bậc taxon loài).
Theo nguyên tắc Pócs Tamás đề ra, trong phạm vi tư liệu cho phép theo tài liệu “Một sốđặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” [8] kết hợp với những luận điểm phân tích trong phần tổng quan tài liệu, học viên tiến hành xác định khu phân bố của các loài theo các yếu tốđịa lý được trình bày trong bảng 1.4.
Giá trị tài nguyên thực vật
Bao gồm tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên quý hiếm của hệ thực vật. Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật Khu BTTN đất ngập nước Vân Long bằng các tư liệu chuyên ngành như “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [28]; “1900 loài cây có ích” [37]; “Cây cỏ có ích Việt Nam” [11]; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [2], [3], “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam” [19];
“Cây cỏ Việt Nam” [17], [18]… Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được trình bày trong bảng 2.3 cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Ký hiệu của các công dụng dùng trong danh lục TT Nội dung Ký hiệu 1 Cho gỗ 33 2 Nguyên liệu giấy, sợi 34 3 Tinh dầu 35 4 Dầu béo 36 5 Nhựa 37 6 Cho Ta nin 38 7 Làm thuốc 39 8 Chất nhuộm 40 9 Cây cảnh 41 10 Thức ăn cho người 42 11 Thức ăn gia súc 43 12 Nguyên liệu xây dựng 44
Nghiên cứu về mức độ nguy cấp của các loài quí hiếm
Từ bản danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã được chỉ định trong các danh lục của các chỉ tiêu (danh lục đỏ): Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (2007) [4]; Nghị định 32 CP/2006/NĐ-CP của chính phủ [13], Danh lục đỏ của IUCN (2009) [45].
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU