Đa dạng hệ thực vật KBTTN ĐNN Vân Long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 42)

3.2.1.Đa dạng thành phần loài hệ thực vật:

Thành phần thực vật bậc cao của KBTTN ĐNN Vân Long đã ghi nhận có 746 loài thuộc 458 chi, 161 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Các loài này được chỉnh lý tên khoa học, tên Việt Nam và thu thập các thông tin về dạng sống, yếu tố địa lý, công dụng. (Kết quả danh lục thành phần loài được trình bày chi tiết trong phần phụ lục).Trong đó sự phân bố của các bậc taxon họ, chi và loài trong bậc taxon ngành không đều và được thể hiện trong cấu trúc hệ thống hệ thực vật như trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Bảng thống kê thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long Tên ngành Tên Việt Nam Số Họ Số Chi Số Loài Số lượng % Số lượng % Số lượng % Psilotophyta Ngành Khuyết lá thông 1 0.62 1 0.22 1 0.13 Lycopodiophyta Ngành Thông đất 3 1.86 3 0.66 6 0.8 Equisetophyta Ngành Cỏ tháp bút 1 0.62 1 0.22 1 0.13 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 18 11.18 38 7.86 54 7.24 Pinophyta Ngành Thông 2 1.24 2 0.44 5 0.67 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 136 84,47 413 90,62 679 91,02 Tổng cộng 161 100% 458 100% 746 100%

Qua bảng trên ta có thể nhận thấy hệ thực vật có sự phân bố không đồng đều giữa các ngành thực vật. Trong đó, ngành Khuyết lá thông – Psilotophyta và ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta là những ngành ít loài nhất, ngược lại, ngành Ngọc lan – Magnoliophyta đa dạng nhất với tổng số 679 loài, 415 chi của 136 họ.

Như vậy:

- Trong 6 ngành thực vật bậc cao của Việt Nam thì hệ thực vật tại KBTTN ĐNN Vân Long ghi nhận đầy đủ cả 6 ngành;

- Ngành Khuyết lá thông và ngành Cỏ tháp bút chỉ có 1 loài, 1 chi và 1 họ, chiếm tỉ lệ không đáng kể.

- Ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với sự vượt trội cả về số lượng của loài, chi và họ trong hệ thực vật. Điều đó chứng tỏ ngành Ngọc lan luôn giữđịa vị thống trị trong hệ thực vật là ngành chiếm ưu thế gần như tuyệt đối (chiếm 91,02% tổng số loài). Số liệu này thể hiện tính quy luật đối với các hệ thực vật ở Việt Nam.

- Trong ngành Ngọc Lan tỷ lệ số loài của lớp Magnoliopsida (Ngọc lan) so với Liliopsida (Hành) của hệ thực vật khu BTTN ĐNN Vân Long là: 4,07 (bảng 3.3). Số liệu liệu này phù hợp với quy luật khách quan là: Đi từ vùng cực tới xích đạo, tỷ trọng lớp hai lá mầm / lớp một lá mầm tăng lên.

- Trong tổng số 746 loài đã xác định được ở khu vực nghiên cứu thì có 105 loài chỉ sống trong vùng dất ngập nước, chiếm 14,07% tổng số loài với các loài

Bảng 3.3: Tỷ lệ số loài của ngành Ngọc lan – Magnoliopsida so với lớp Hành - Liliopsida

Tên taxon Loài Tỷ lệ % Chi Tỷ lệ % Họ Tỷ lệ %

Liliopsida 134 19,73 87 20,96 30 22,06

Magnoliopsida 545 80,27 328 79,04 106 77,94

Magnoliophyta 679 100 415 100 136 100

Tỷ lệ Ngọc lan/ Hành 4,07 3,77 3,53

Nếu so sánh với hệ thực vật còn được bảo tồn tương đối tốt ở Cúc Phương (bảng 3.4), hệ thực vật Vân Long có số loài thực vật mất đi 2/3 tức là số loài thực vật hiện tại của Vân Long chỉ bằng 30% tổng số loài thực vật bâc cao có mạch đã biết ở Cúc Phương, và số chi giảm gần 50% so với hệ thực vật Cúc Phương.

Bảng 3.4: Bảng so sánh thành phần thực vật Khu BTTN ĐNN Vân Long với VQG Cúc Phương

Khu bảo tồn Khu BTTN ĐNN Vân Long VQG Cúc Phương

Số họ 161 182

Số chi 458 835

Số loài 746 1.807

Hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình của một họ

Phân tích taxon hệ thực vật của khu bảo tồn dựa theo các chỉ sốđã đưa ra, ta xác định được hệ số chi (số loài trung bình của một chi), hệ số họ (số chi trung bình của một họ) và chỉ số loài trung bình của một họ như sau:

- Chỉ số trung bình một họ được xác định bằng tỷ số giữa tổng số loài trên tổng sô chi của hệ thực vật nghiên cứu. Từđó xác định được chỉ số loài trung bình là 4,63 tương đương 4,63 loài trong 1 họ;

- Hệ số họ là tỷ số giữa tổng số chi trên tổng số họ. Học viên xác định được hệ số họ của hệ thực vât Vân Long là 2,85 tương đương 2,85 chi trong 1 họ;

- Hệ số chi là tỷ số giữa tổng số loài chia cho tổng số chi. Hệ thực vật Vân long có hệ số chi là 1,63 tương đương 1,63 loài trong 1 chi.

Ta thấy rằng hệ thực vật của KBTTN ĐNN Vân Long có chỉ số loài trung bình của một họ và hệ số họ khá cao. Tuy nhiên, hệ số chỉ của hệ thực vật lại thấp, bởi mức độ đa dạng về thành phần họ và chi của khu vực tương đối thấp so với các hệ thực vật miền bắc Việt Nam và hệ thực vật Việt Nam (bảng 3.5)

Bảng 3.5. Bảng so sánh các chỉ số thực vật KBTTB ĐNN Vân Long với hệ thực vật miền Bắc và Việt Nam

Hệ thực vật Các hệ số

Số loài trung bình 1 họ Hệ số chi Hệ số họ

Vân Long 4,63 1,63 2,85

Hệ thực vật Bắc Việt Nam 6,9 3,4 2,03

Hệ thực vật Việt Nam 8,4 4,4 1,91

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long tỉnh ninh bình làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)