Dự báo tổng cầu lao động (cầu việc làm) giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 82)

- Phương pháp dự báo

Lao động làm việc tăng hay giảm phụ thuộc vào việc đầu tư phát triển có tạo được nhiều chỗ làm việc mới hay không. Do đó, nhu cầu thu hút lao động phụ thuộc rất lớn vào tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh. Phương pháp dự báo cầu lao động dựa trên phương pháp độ co giãn về việc làm và giá trị tăng thêm. Nhu cầu về lao động được tính toán dựa trên hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng như sau:

Y(t)=Y(t-1) (1+a.tốc độ tăng của X năm t). Y(t): là nhu cầu việc làm năm t

Y(t-1): là nhu cầu việc làm năm t-1 X: là tốc độ tăng giá trị tăng thêm năm t a: là hệ số co giãn của biến số Y và X

- Kết quả dự báo tổng cầu lao động được Sở Kế hoạch và Đầu tư tính toán:

Bảng 3.1. Kết quả dự báo nhu cầu lao động giai đoạn 2011- 2020

Năm Tốc độ tăng GTTT(94) (%) GTTT 94 (tỷ đồng) Cầu về việc làm (1000 người) X=ln(GTTT94) Y=ln(VL) a 2006 10,20 13.125 1.910,0 9,48 7,55 0,212 2007 10,50 14.503 1.948,1 9,58 7,57 0,190 2008 11,30 16.152 1.987,8 9,69 7,59 0,180 2009 10,80 17.888 2.019,2 9,79 7,62 0,193 2010 13,50 20.303 2.027,3 9,92 7,63 0,110 2011 14,50 23.271 2.041,2 10,05 7,65 0,120 2012 13,70 26.453 2.131,0 10,18 7,66 0,125 2013 13,70 30.070 2.167,5 10,31 7,68 0,125 2014 21,10 36.409 2.204,1 10,50 7,70 0,080 2015 24,90 45.463 2.242,5 10,72 7,72 0,070 2016 21,40 55.214 2.280,9 10,92 7,73 0,080 2017 16,80 64.483 2.315,4 11,07 7,75 0,090 2018 17,10 75.495 2.349,1 11,23 7,76 0,085 2019 19,00 89.827 2.384,8 11,41 7,78 0,080 2020 22,50 110.028 2.422,3 11,61 7,79 0,070

Việc làm và giá trị tăng thêm giai đoạn 2005-2010 dựa trên số liệu do Cục Thống kê cung cấp; giá trị tăng thêm giai đoạn 2011-2020 dựa trên phương án tăng trưởng kinh tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015.

Hệ số a được tính toán trên cơ sở khi tham số tăng trưởng kinh tế (X) tăng 1% thì tham số việc làm (Y) thay đổi a%. Dự báo nhu cầu lao động của Thanh Hoá năm 2011 là 2.095 nghìn người, năm 2015 là 2.242 nghìn người, năm 2020 là 2.422 nghìn người (Bảng 3.1).

- Kết quả dự báo tổng cầu lao động theo các ngành kinh tế

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến 2020 và kế hoạch 5 năm (2011- 2015) về phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hoá; dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,5% và đạt trên 19% giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt mức trung bình cả nước và vượt mức trung bình cả nước sau năm 2015 (2.100USD). Cơ cấu kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành trong GDP như sau: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2015 là 14,4% - 49,8% - 35,8% và năm 2020 là 8,5% - 53,5% - 38 %. Áp dụng phương pháp dự báo cầu lao động theo các ngành kinh tế như trên; kết quả dự báo như (bảng 3.2 và bảng 3.3).

Bảng 3.2. Kết quả dự báo tổng cầu lao động theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2020 Năm

Lao động theo ngành (người)

Tỷ lệ NN-CN-DV Nông - lâm - thuỷ sản Công nghiệp - XD Dịch vụ 2011 1.053.190 523.800 482.000 52-25-23 2015 896.400 718.100 628.000 40-32-28 2020 811.000 886.300 725.000 33,5-36,5-30

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư

Bảng 3.3.Nhu cầu lao động qua đào tạo giai đoạn 2011-2020 Năm Tổng cầu lao động (người)

Lao động qua đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

2011 2.095.200 816.477 40

2015 2.242.500 1.121.250 50

Như vậy, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng; dịch vụ có xu hướng tăng dần; tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng đạt 32%; ngành dịch vụ đạt 28% vào năm 2015 và 36,5% và 30% vào năm 2020. Trong khi tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần và còn 33,5% vào năm 2020 là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của cả nước; đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 82)