Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 74)

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung công tác xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo phát triển nhân lực KH&CN tỉnh Thanh Hoá còn nhiều mặt yếu kém, chưa phát huy được nhân tố con người dẫn đến chất lượng đào tạo phát triển nhân lực KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội:

- Đội ngũ nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế-xã hội, nhất là ngành công nghệ cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; chưa có chuyên gia giỏi, các "tổng công trình sư", đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và vùng miền còn nhiều bất hợp lý.

- Đầu tư của xã hội cho đào tạo nhân KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện chưa được tăng cường và nâng cấp, không đồng bộ, lạc hậu.

- Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

- Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.

- Chương trình đào tạo chưa thực sự đổi mới và chuẩn hoá, thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, GD&ĐT và SX-KD; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức R&D, các trường đại học và doanh nghiệp.

- So với các tỉnh và các nước trong khu vực, Thanh Hoá còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế chưa có.

Nhìn chung, đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá còn tồn tại những bất cập: trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân lực KH&CN chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vẫn còn tồn tại ở các cơ quan, đơn vị; số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học còn ít; chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề .v.v... Bên cạnh đó, công tác giáo dục, đào tạo chưa gắn với kế hoạch sử dụng, quá trình đào tạo lại, đào tạo theo chức vụ, đào tạo tại chỗ chưa được quan tâm đúng mức; chưa tập trung đào tạo một số ngành mũi nhọn; công tác triển khai, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài tiến hành còn chậm, chậm đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nhân lực KH&CN và hoạt động KH&CN chưa chú trọng đúng mức với quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ chức KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân lực KH&CN. Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KH&CN.

Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do bày tỏ chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật.. Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ KH&CN còn nhiều bất hợp lý, chưa thật sự tạo được động lực để đội ngũ này có sự đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)