Chưa gắn kết giữa đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp SX, tuyển dụng, sử dụng vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

dụng, sử dụng với cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN

Trong những năm qua, nhân lực KH&CN tăng nhanh về số lượng, còn về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chưa có các nhà khoa học đầu đàn, không đủ trình độ để chủ động trong việc nghiên

cứu, thiết kế, thi công các công trình lớn tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Trong cơ quan nhà nước, số lượng cán bộ có trình độ cao gắn bó với hoạt động KH&CN ngày càng suy giảm. Do chế độ chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập là nguyên nhân làm cho sự phát triển nguồn nhân lực KH&CN bị hạn chế. Tỉnh Thanh Hoá chưa có chính sách thật sự ưu đãi và trọng dụng những người làm khoa học, đặc biệt là những người có tài năng và những người được coi là nhà khoa học đầu đàn trong hoạt động R&D; chưa có chính sách ưu đãi tương xứng trọng dụng cán bộ KH&CN trẻ nên vẫn còn hiện tượng “chảy máu chất xám” từ các cơ quan nhà nước sang các khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là sang các doanh nghiệp lớn ở các thành phố khác và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, đối với các tổ chức KH&CN chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự chủ được Nhà nước hỗ trợ về chi thường xuyên và đầu tư phát triển nhưng họ chưa có nhiều kết quả nghiên cứu chuyển giao vào sản xuất kinh doanh, cho nên các hoạt động của tổ chức KH&CN không tự tạo ra những nguồn thu để tái đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng.

Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, Thanh Hoá cần có chính sách cho các nhà khoa học, ngoài tiền lương tối thiểu bảo đảm thì còn có những thu nhập chính đáng từ việc chuyển giao kết quả nghiên cứu, chuyển giao tài sản trí tuệ của mình cho sản xuất và kinh doanh. Cần tạo cơ chế sao cho các doanh nghiệp phải tìm đến và dựa vào các trường đại học, trung tâm R&D để có thể phát triển các công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh. Ðồng thời, có cơ chế để buộc các trường đại học, trung tâm R&D trực tiếp tham gia sản xuất, thúc đẩy phát triển KT-XH. Hình thành được cơ chế liên kết hữu cơ giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và chính quyền, trên cơ sở làm rõ trách nhiệm và lợi ích của các bên, bảo đảm hiệu quả, tạo đà cho sự phát triển. Với sự kết hợp này, nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao sẽ được đào tạo và được sử dụng hợp lý, gắn với thực tiễn, tạo ra những đột phá, thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)