Nhân tố trong tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 80)

Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn tiếp tục duy trì “cơ cấu lao động vàng”. Vì thế, nếu khai thác tốt thời cơ này sẽ góp phần tạo ra khối lượng của cải vật chất và tích luỹ lớn trong tương lai của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, thách thức của cơ cấu dân số này cũng không nhỏ khi không đầu tư thoả đáng cho đào tạo nhân lực sẽ khiến cho nhân lực KH&CN hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong thiếu chuyên nghiệp, không đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN của thời đại.

Quy mô phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch kinh tế theo hướng CN-DV-NN, trong đó lĩnh vực công nghiệp sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghệ cao như lọc hoá dầu, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.., lĩnh vực dịch vụ ưu tiên phát triển những ngành tài chính, ngân hàng.., lĩnh nông nghiệp sẽ phát triển ngành tỉnh có lợi thế như thủy sản, chăn nuôi..

Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tập trung của tỉnh đang có bước phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trọng tâm là đầu tư công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như lọc hoá dầu, nhiệt điện, xi măng.. thu hút hàng nghìn nhân lực KH&CN, đòi hỏi nhân lực KH&CN phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, công tác đào tạo phải không ngừng khắc phục những hạn chế.

Thanh Hoá là một tỉnh có truyền thống hiếu học, cần cù lao động, cầu tiến đó là điểm nổi trội của nhân lực KH&CN. Tuy nhiên, những yếu điểm

của nhân lực KH&CN Thanh Hoá đó là hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ.. cản trở rất lớn cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và tiếp tục là thách thức đối với công tác phát triển nhân lực KH&CN.

Để nhân lực KH&CN Thanh Hoá được thực sự trở thành nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi sự nổ lực, cố gắng cao của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh trước những tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)