- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN chưa được các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân quan tâm đúng mức.
- Nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển KH&CN chưa được quán triệt đầy đủ, chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế.
- Chưa có Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN giai đoạn 2001-2010, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao ở các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, cán bộ KH&CN đầu ngành, các "tổng công trình sư".
- Chưa có chính sách khuyến khích đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần phải đạt được.
- Trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà Nhà nước cần đầu tư phát triển còn thấp như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên; nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu mang tính công ích, v.v..; cũng như chưa có chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH&CN như nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.
- Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN còn mang nặng tính hành chính. Chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến về gắn kết giữa nghiên cứu KH&CN với GD&ĐT và SX-KD.
- Các tổ chức sự nghiệp KH&CN hoạt động còn mang nặng tính bao cấp, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ; thị trường KH&CN chưa được hình thành, trên địa bàn tỉnh chưa có các doanh nghiệp KH&CN thành lập hoạt động theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 15/5/2007 của Chính phủ.
- Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN còn hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tầng KH&CN của các tổ chức KH&CN và các cơ sở GD&ĐT lạc hậu, chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu.
- Chính sách quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN: chưa quan tâm đến ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với SX-KD và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN.
- Các ngành các cấp chưa thực sự xem việc xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành mình, nên phát triển công nghệ hạn chế về số lượng và trình độ chuyên sâu, thiếu cán bộ khoa học đầu ngành.
- Chính sách chưa đủ hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.
- Chính sách không đủ mạnh để huy động tối đa nguồn tài lực của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp chậm được thành lập; hợp tác quốc tế tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nhân lực KH&CN chưa được đẩy mạnh.
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH THANH HOÁ
3.1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá