Nhân lực KH&CN trong các cơ quan nhà nước của tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 52)

Thanh Hoá có 27 huyện, thị xã, thành phố với 637 xã, phường, thị trấn với đội ngũ cán bộ, công chức khá lớn gồm có 68.705 cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm: cấp tỉnh, cấp huyện 56.676 người; cán bộ, công chức cấp xã 12.029 người. Trong đó số viên chức là 53.070 người, bao gồm: GD&ĐT (45.087 người); y tế (5.380 người), văn hóa-thể dục-thể thao và sự nghiệp khác (2.491 người). Phân chia theo độ tuổi như sau: dưới 30 tuổi là 12.956 người chiếm 24,5%; từ 30 đến 50 tuổi là 34.374 người chiếm 65,2%; trên 50 tuổi là 5.448 người chiếm 10,3%. Số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc là 5.963 người chiếm tỷ lệ 11,3%.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: số người có trình độ tiến sỹ là 80 người chiếm 0,15%; trình độ thạc sỹ 1.454 người, chiếm 2,11%; trình độ đại học là 24.411 người, chiếm 35,5%; trình độ cao đẳng 14.636 người, chiếm 21,3%; trình độ trung cấp và khác là 24.172 người, chiếm 35,2%; chưa qua đào tạo 3.950 người, chiếm 5,7% (chủ yếu ở cấp xã).

Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã cơ bản được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuy nhiên, cơ cấu, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thành thạo về ngoại ngữ, tin học còn thấp và có nơi chưa có. Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường, quản lý đô thị chưa có, chưa được đào tạo, bồi dưỡng. Trình độ của cán bộ, viên chức của ngành Giáo dục - Đào tạo, Y tế có chất lượng ngày càng được nâng cao, nhưng còn hạn chế về ngoại ngữ, tin học, về quản lý nhà nước và hoạt động KH&CN.

Một số cán bộ, công chức năng lực quản lý, điều hành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu chủ động, sáng tạo; vận dụng chủ trương, chính sách còn chậm, thụ động, dập khuôn.. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều

bất cập; số người chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo ở trình độ trung, sơ cấp còn khá cao.

Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên là do công tác quy hoạch và quản lý cán bộ, công chức ở các địa phương còn chưa tốt, chậm đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thay thế chưa theo quy hoạch và năng lực thực tế của cán bộ chưa đảm bảo đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu; nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa lý luận chính trị và kỹ năng chuyên môn, nhất là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thay đổi theo nhiệm kỳ thường chú trọng củng cố trình độ lý luận chính trị hơn đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn, chưa phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng, chưa đồng bộ với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, thiếu biện pháp khắc phục yếu kém một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)