Bước vào thập kỷ 1980, các trường đại học của Indonesia hàng năm chỉ đào tạo được khoảng 5.400 sinh viên. Đến năm 1983, Inđônêxia chỉ cấp bằng trên đại học (Thạc sỹ và Tiến sỹ) cho 160 người. Hơn nữa, do các cơ quan nghiên cứu dân sự của Indonesia kém phát triển và các chương trình nghiên cứu phát triển đều do các cơ quan của chính phủ thực hiện. Tuy nhiên, các cơ quan nghiên cứu của chính phủ phải đối mặt với các vấn đề về ngân sách, và cụ thể là thiếu hụt nguồn nhân lực.
Năm 1992, tổng số nhân lực làm việc tại các tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu, trường đại học) của Indonesia là 638.881 người. Trong đó, số cán bộ nghiên cứu và phát triển (trực tiếp làm nghiên cứu) là 68.284 người, với 3.697 tiến sĩ và 48.528 thạc sĩ và cử nhân khoa học.
Chính sách giáo dục và đào tạo
Từ năm 1984 đến năm 1990, Indonesia có 3 chương trình triển khai các chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN gồm:
1. Chương trình học bổng KH&CN nước ngoài; 2. Chương trình phát triển nhân lực KH&CN;
3. Chương trình KH&CN cho phát triển công nghiệp
Các chương trình tăng cường nhân lực KH&CN lớn này được xây dựng nhằm tạo ra nguồn nhân lực cần thiết để sử dụng KH&CN cho phát triển công nghiệp của đất nước.
Chính phủ Indonesia đã xây dựng kế hoạch tăng số lượng kỹ sư trình độ đại học trong lĩnh vực khoa học và công nghệ lên thêm 12.000 người trong khoảng 1987-1995. Ngân hàng Thế giới (NHTG) đã ủng hộ kế hoạch này thông quan việc cung cấp cho chính phủ một khoản vay cho đào tạo ở nước ngoài, là một phần "Dự án Đào tạo KH&CN" của họ. Khoản vay này đã được sử dụng để đưa khoảng 1.350 cán bộ của các viện nghiên cứu của chính phủ
ra nước ngoài để tiếp thu các kỹ năng khoa học. Họ được gửi đến các trường đại học và các viện nghiên cứu ở Nhật Bản (khoảng 300 sinh viên), Mỹ và các nước Châu Âu tiên tiến.