Nhóm nhân tố thuộc về chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 26)

Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con người là động lực to lớn cho phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển KT-XH. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu

cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội..

Có thể nói các chính sách của nhà nước có tác động quan trọng tới việc nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN, đặc biệt là chính sách phát triển KT- XH như: chính sách GD&ĐT, chính sách sử dụng, tuyển dụng, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội v.v... Vì các chính sách này đã tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Các chính sách của nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng, ngược lại nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển cũng như hạn chế việc nâng cao chất lượng nhân lực. Bên cạnh đó, các chính sách của quốc gia phải luôn thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn mới thích ứng được sự phát triển của quốc gia đó.

Ở Việt Nam, hiện nay đã có nhiều chính sách tạo mở và thúc đẩy sự phát triển nhân lực như: vận dụng một cách linh hoạt và năng động thị trường lao động giúp cho người lao động phát huy được khả năng trí tuệ của bản thân để đóng góp cho xã hội; có chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần làm cho sản xuất phát triển một cách đa dạng và phong phú; có chính sách mở và thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy phát triển các loại hình và thành phần kinh tế trong nước để tạo mở việc làm tại chỗ. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho vay vốn hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN nhằm tạo cơ hội cho nhân lực KH&CN mở rộng và phát triển sản xuất thu hút thêm lao động, tăng thu nhập, từng bước góp phần phát triển KT-XH.

Tuy nhiên, do trình độ phát triển KT-XH còn ở mức thấp nên việc nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN còn bị hạn chế, đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách khả thi, phù hợp và hiệu quả hơn trong từng giai đoạn phát triển mới đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN phù hợp với sự phát triển KT-XH trong giai đoạn CNH-HĐH.

Tóm lại, những tác động của các yếu tố trên tới chất lượng nhân lực KH&CN là rất lớn dẫn đến những thay đổi căn bản và nhiều chiều của nguồn nhân lực KH&CN. Các thay đổi đa dạng trên đang đặt ra những thách thức lớn cho mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Do đó, cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của nhân lực, đặc biệt là nhân lực KH&CN trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới mới tránh được nguy cơ tụt hậu trên mọi phương diện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 26)