Những thành tựu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)

Cùng với quá trình phát triển của ngành KH&CN cả nước, ngành KH&CN tỉnh Thanh Hoá đã có bước phát triển nhanh, khẳng định vai trò, vị trí với những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Những chính sách của tỉnh đã khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế quan trọng trong một số lĩnh vực như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, y tế, giáo dục. Các nhiệm vụ khoa học đã được triển khai hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường... theo hướng CNH-HĐH. Từ năm 2006 đến năm 2010, toàn tỉnh có khoảng 14.400 đề tài, dự án KH&CN các cấp và sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất được triển khai, với 65 lượt cá nhân được tặng Bằng lao động sáng tạo. Đã có hàng trăm đề tài, dự án và hàng nghìn sáng kiến khoa học được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn. Đặc biệt là đã nghiên cứu tạo giống lúa mới Thanh ưu 3, sản xuất giống lúa VL 20, TH 33-4, D ưu 527, giống tôm he chân trắng, cá bống bớp, rô phi đơn tính, ngao Bến tre, bò sữa cấy truyền phôi năng suất chất lượng cao... KH&CN nông nghiệp đã góp phần ổn định lương thực 1,5 triệu tấn/năm theo mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra. Đạt được kết quả đó là do Tỉnh đã có cơ chế, chính sách đào tạo, ưu đãi, thu hút đối với nhân lực KH&CN, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ trí thức, cán bộ làm công tác KH&CN được quan tâm. Một số trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm của tỉnh được xây dựng mới và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại. Công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực KH&CN có bước chuyển biến mới về cả năng lực và chất lượng đào tạo.

Trong những năm qua Thanh Hoá đã đào tạo và thu hút được 71.260 nhân lực KH&CN, với 1.335 người có trình độ trên đại học, chiếm 1,87% (Tiến sỹ 82 người, chiếm 0,11%; thạc sỹ và tương đương 1.253 người, chiếm

1,76%); đại học 40.744 người, chiếm 57,17%; cao đẳng 29.181 người, chiếm 40,95%. Đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức R&D và các trường đại học, cao đẳng đã từng bước đổi mới công tác giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, tổng số cán bộ, giảng viên có khoảng 1.454 người (chiếm 2,04 %); số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức và đơn vị hoạt động dịch vụ KH&CN có khoảng 2.174 người (chiếm 3,05%). Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động KH&CN của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng kinh phí đầu tư xã hội cho hoạt động KH&CN tăng dần qua các năm, ước đạt khoảng 600 tỷ đồng chiếm khoảng 1,2 % tổng đầu tư của toàn xã hội. Giai đoan 2006- 2010 Thanh Hoá triển khai thực hiện 176 nhiệm vụ KH&CN với tổng kinh phí 179,8 tỷ đồng, trong đó nguồn SNKH: 52,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 29,25% (Bình quân mỗi năm 10,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 1% chi ngân sách), kinh phí huy động từ nguồn vốn khác 127,2 tỷ đồng (chiếm 70,75%). Tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng đã tăng gần 1,5 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ huy động vốn xã hội cũng nhiều hơn các năm trước. Quỹ phát triển KH&CN từ vốn ngân sách của tỉnh đi vào hoạt động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, cải tiến nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Trong 3 năm qua quỹ đã cho 13 dự án KH&CN vay 3,16 tỷ đồng; nhiều dự án thành công đã nâng giá trị sản phẩm lên 1,5 lần.

Những đóng góp của đội ngũ cán bộ KH&CN đã góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế của tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm- ngư nghiệp trong tổng GDP: Tỷ trọng nông - lâm- ngư nghiệp trong tổng GDP năm 2006 là 34%, đến năm 2010 giảm còn 29,9 %; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2006 là 33,2 % đến năm 2010 tăng lên 36,1%; tỷ trọng dịch vụ năm 2006 là 32,8 % đến năm 2010 tăng lên 34,0% (trung bình giai đoạn 2006 - 2010, tỷ trọng nông - lâm- ngư nghiệp là 30,9%; công nghiệp - xây dựng là 35,2 %; dịch vụ là 33,9 %).

Có thể khẳng định, tuy đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập nhưng đã cónhững đóng góp đáng kể cho hoạt động KH&CN, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là lực lượng nòng cốt trong các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, trực tiếp triển khai và hướng dẫn kỹ thuật cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và đông đảo nông dân ứng dụng thành công các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)