Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu .luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tam Hưng” là đề tài khóa luận (Trang 49)

a. Nhược điểm

Cơ cấu tổ chức của CTCP Tam Hưng còn tồn tại một số vấn đề sau:

Chưa đảm bảo được tính linh hoạt và tính tin cậy, các ý kiến đánh giá từ bảng 2.4 Cho thấy hầu hết ý kiến đánh giá của các nhà quản trị đều ở dưới mức khá. Cụ thể: Tính linh hoạt: có 50% ý kiến đánh giá ở mức khá, 25% trung bình và 25 % kém; tính tin cậy: 75% đánh giá khá và 25% đánh giá kém.

Vấn đề trong phối hợp các chức năng, bộ phận bị hạn chế: mức độ truyền thông trong công ty thấp, tính linh hoạt không cao. Cơ cấu tổ chức chưa gắn con người với nhiệm vụ, vai trò, chưa chỉ rõ cách thức các bộ phận, cá nhân kết hợp với nhau.Các phòng ban thiếu tính liên kết với nhau do tính chuyên môn hóa cao. Trao đổi với Ông Nguyễn Văn Long ( Tổng giám đốc) về mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty, được biết trong các hoạt động hoặc báo cáo từ các phòng ban thường không thấy sự phối hợp và cùng nhau giải quyết công việc. Quá trình truyền đạt và phản hồi thông tin từ nhà lãnh đạo đến các phòng ban và giữa các phòng ban với nhau còn mất nhiều thời gian và độ chính xác chưa thực sự cao.

Cán bộ quản lý là những người có nhiều kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống và trong công tác quản lý nhưng có những hạn chế về mặt ngoại ngữ tin học.

Chưa có những biện pháp hữu hiệu tạo động lực mạnh để cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng, năng lực của mình.

Trong công tác kế hoạch chuẩn bị vật tư nguyên liệu cho sản xuất có lúc chưa kịp thời và đồng bộ, ảnh hưởng đến tiến độ và năng suất lao động.

Việc tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý và sắp xếp nhân sự theo chức danh thực hiện chưa đầy đủ và triệt để dẫn đến có nhiều cán bộ phòng ban ôm đồm nhiều công việc trong cùng một lúc.

Công ty đang ngày một đi lên và phát triển, cùng với chiến lược “ mở rộng và phát triển thị trường “ đã đề ra, Công ty cần có sự phân định rạch ròi các phòng ban theo chuyên môn để việc mở rộng địa bàn hoạt động không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Tam Hưng đã không thành công

trong việc này. Bởi cho dù với bất kì chiến lược nào thì Công ty cần phải có phòng Marketing phụ trách nhiệm vụ này, nhưng bộ phận này trong công ty còn đang khuyết và có khi các nhân viên từ các phòng ban khác nhau đã cùng thực hiện công tác này.

Công ty còn thiếu sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc của các dự án.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban còn có nhiều bất cập, chồng chéo. Như vậy, cơ cấu tổ chức của CTCP Tam Hưng còn tồn tại nhiều bất cập gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Công ty.

b. Nguyên nhân

Một là, Công ty đã chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên nâng cao nghiệp vụ, nhưng do còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực tiễn, do đó, khi phát sinh nhiệm vụ thường thiếu cán bộ tực tiễn, dẫn tới kết quả công việc không cao.

Hai là, Trong công tác tuyển dụng nhân viên cũng chưa chặt chẽ, còn theo cơ chế xin cho, nên chưa đảm bảo chất lượng, trình độ công tác, do đó Công ty còn mất thêm khoản chi phí đào tạo lại cho họ.

Ba là,Sự phân chia quyền lợi trong Công ty chưa rõ ràng, chưa xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm, dẫn tới sự đãi ngộ không hợp lý, người làm nhiều cũng như làm ít, không khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của mình.

Bốn là, ban lãnh đạo Công ty chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của bộ máy quản trị, chưa mạnh mẽ trong việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Các lãnh đạo cấp cao vẫn chưa mạnh dạn đột phá trong cách nghĩ, cách làm, vẫn còn mang tính nhỏ lẻ manh mún, tầm nhìn chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế, không có chiến lược dài hạn, kinh doanh trong cơ chế thị trường còn nhìn ở góc độ hẹp, mang tính nhỏ lẻ. Hơn nữa việc thiếu tính nhất quán trong đội ngũ lãnh đạo, trong cách chỉ đạo cũng như có nhiều quyết đoán mang tính chất cá nhân và nhìn cái lợi nhỏ hẹp,

Một phần của tài liệu .luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tam Hưng” là đề tài khóa luận (Trang 49)