Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt động áp dụng luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 71)

động áp dụng luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền

Để hoạt động thực hiện pháp luật đạt hiệu quả trong thực tế cần có các nhân tố chủ quan và khách quan. Đầu tiên chúng ta cần xây dựng một môi trường pháp lý – xã hội cho việc thực hiện các hành vi hợp pháp. Các cụ ta ngày xưa đã có câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” việc hình thành nhân cách của mỗi con người cần đến một môi trường sống “trong sạch”, chan hòa lòng yêu thương con người… Môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức tuân thủ, thực hiện pháp luật ở mỗi cá nhân. Với một môi trường pháp lý tốt, sẽ có tác động tích cực đến hành vi pháp luật của cá nhân nhưng nếu tồn tại trong một môi trường có nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức thì khả năng dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của cá nhân sẽ rất cao. Như vậy không có nghĩa chúng ta đổ thừa do điều kiện khách quan, điều quan trọng là mỗi

con người cần tự hình thành cho mình ý thức tuân thủ pháp luật và giữ một cái tâm trong sáng.

Hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống đồng thời tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, quyền và lợi ích của những chủ thể khác trong xã hội. Nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động áp dụng pháp luật là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện điều này chúng ta cần:

Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động áp dụng luật, các trình tự thủ tục phải được thực hiện dựa trên pháp luật, theo đúng tinh thần của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan sai, gây phiền hà cho người dân. Điều này đòi hỏi mỗi chủ thể trong hoạt động áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật và đạo đức tốt, đặc biệt đối với chủ thể là cán bộ nhà nước còn cần phải có trình độ chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp, lương tâm đạo đức trong sáng. Mặt khác, các quy định của pháp luật phải đảm bảo tính rõ ràng, thống nhất, dễ hiểu, dễ vận dụng đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục trong hoạt động áp dụng pháp luật.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhân đạo trong quá trình áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động áp dụng pháp luật, đồng thời phát huy cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động này đảm bảo yếu tố minh bạch, dân chủ trong hoat động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động áp dụng pháp luật đặc biệt là chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan.

Để hoạt động thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật lập lại trật tự, kỷ cương trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội đặc biệt là trên những lĩnh vực nóng bỏng hiện nay như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, thị trường dược phẩm, hoạt động xây dựng cơ bản, thị trường bất động sản…

Với vai trò là cơ quan là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước và nhân danh công lý, Tòa án giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp thực hiện hoạt động áp dụng luật thông qua chức năng xét xử. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân có ý nghĩa hết sức to lớn trong điều kiện phát triển và hội nhập như hiện nay. Nhiệm vụ này đã được khẳng định tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng: “cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm”. Theo đó chúng ta cần nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại các phiên Tòa, tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tư pháp đặc biệt cần bổ sung đội ngũ thẩm phán đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Để đảm bảo hoạt động xét xử có hiệu quả chúng ta cần hoàn thiện pháp luật nội dung và pháp luật hình thức làm cơ sở cho việc đưa ra các phán quyết của Tòa án được chính xác, công bằng. Đặc biệt trong lĩnh vực hình sự cần cụ thể hóa hình phạt, rút ngắn các khung hình phạt tránh tình trạng tùy tiện của thẩm phán khi đưa ra phán quyết, hạn chế tiêu cực trong hoạt động xét xử. Đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án trong quá trình xét xử nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến việc đưa ra phán quyết cuối cùng.

Thực hiện đổi mới hệ thống tư pháp theo hướng công bằng, dân chủ, minh bạch, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, bảo vệ một cách tốt nhất các quyền, lợi ích của người dân. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại

Tòa án, tăng cường hoạt động giám sát của xã hội với hoạt động xét xử. Đối với công tác thi hành án cần có cơ chế bảo đảm các phán quyết của Tòa án được thi hành trên thực tế bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của đương sự cũng như sự nghiêm minh của pháp luật đặc biệt là các án dân sự, kinh tế, hành chính. Mặt khác trong công tác thi hành án cũng cần chú ý đến nguyên tắc nhân đạo là một trong những biểu hiện của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Trong khi thực thi pháp luật chúng ta cũng cần quan tâm đến lợi ích thiết yếu của những người có nghĩa vụ thi hành án đó cũng là đạo lý ở đời. Nguyên tắc nhân đạo được thể hiện rõ nét nhất ở những trường hợp đối tượng thi hành án là phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, người mắc bệnh hiểm nghèo…... Đối với những đối tượng này cần xem xét hoãn chấp hành án phạt tù.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 71)