Tăng cƣờng công tác giáo dục đạo đức, kết hợp với giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 74 - 81)

luật, xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.

Một trong những đặc trưng của nhà nước pháp quyền là con người sống trong xã hội đó phải có một trình độ pháp lý tương đối hoàn thiện, có ý thức tuân thủ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Chúng ta không thể hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền nếu pháp luật của nhà nước không đi vào cuộc sống tạo dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật của người dân. Và hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao trình độ pháp luật, văn hóa pháp luật trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên để hoạt động giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao thì cần có sự kết hợp song song với việc giáo dục những giá trị đạo đức tiến bộ, hiện đại.

Giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức có mối quan hệ mật thiết bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Giáo dục đạo đức góp phần hình hành ở con người

thái độ, cảm tình đối với pháp luật và ngược lại giáo dục pháp luật tạo khả năng hiện thực hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ đồng thời khuyến khích sự hình thành những giá trị đạo đức mới. Giáo dục đạo đức hướng con người đến cái thiện loại trừ những ý nghĩ xấu xa, tiêu cực, tạo động lực muốn hành động hướng thiện, giúp con người hiểu được nên làm điêu gì và không nên làm điều gì; được làm những gì và không được làm những gì. Các giá trị của đạo đức chỉ có thể tồn tại trong môi trường mọi người đều tôn trọng, tuân thủ pháp luật và ngược lại, lối sống hợp đạo đức giúp con người có ý thức biết tôn trọng pháp luật, hành xử theo pháp luật sử dụng pháp luật các quyền pháp lý một cách có đạo đức, có văn hóa. Cái đích chung mà cả pháp luật và đạo đức đều hướng tới đó là, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng trong đó các giá trị nhân văn được tôn trọng, mọi người yêu thương, tôn trọng nhau. Chính vì mục tiêu chung đó mà pháp luật và đạo đức luôn hỗ trợ nhau điều chỉnh hành vi con người.

Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giáo dục đạo đức:

Trước tiên chúng ta cần xác định lại nội dung chủ yếu của hoạt động giáo dục đạo đức. Đối với mỗi cá nhân, cần được giáo dục đạo đức nhân văn và giáo dục pháp luật. Nội dung của đạo đức nhân văn trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay bao gồm các giá trị liên quan đến quyền con người, dân chủ hợp tác và hòa bình, về bảo vệ môi trường; bảo vệ di sản văn hóa, tôn trọng bản thân và những người khác. Việc giáo dục giá trị nhân văn cũng cần phải gắn với những yêu cầu của pháp luật trong cuộc sống. Đó là những giá trị nhân văn liên quan đến quyền con người: “bình đẳng, về quyền được sống và hoạt động, bình đẳng về cơ hội được giáo dục, phát triển, công lý; bảo vệ quyền có công ăn việc làm an toàn, ổn định… Các giá trị liên quan đến bản thân và những người khác đó là sự tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau, có

tinh thần sáng tạo; trung thực, ngay thẳng; tôn trọng ý kiến của người khác; can đảm bảo vệ sự thật; tự lực, tự trọng; tuân thủ quy tắc, pháp luật; chân thành không có hành động vô đạo đức hay đạo đức giả; có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến người khác, thiện cảm, tiết kiệm, yêu nước….

Trong giáo dục đạo đức cần có sự liên hệ với các quy định của pháp luật để đạt hiệu quả cao nhất. Những giải pháp giáo dục đạo đức phải gắn với việc xây dựng văn hóa đạo đức tại gia đình, công sở, doanh nghiệp đến các cộng đồng dân cư.

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lương, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật:

“Giáo dục pháp luật với những phương pháp và hình thức khác nhau nhằm cung cấp tri thức pháp luật, hình thành tình cảm pháp luật, thái độ tích cực pháp lý, xây dựng thói quen sử xự theo pháp luật. Để hình thành ý thức pháp luật cần có sự tác động của nhiều yếu tố và hoạt động giáo dục pháp luật là một trong số những yếu tố đó. Giáo dục pháp luật đem đến kiến thức pháp luật hình thành nên tình cảm thái độ tôn trọng đối với pháp luật từ đó xây dựng ý thức, lối sống tuân theo pháp luật ở con người. Với vai trò đặc biệt của giáo dục pháp luật, chúng ta cần có những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật hiện nay:

Thứ nhất, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản về hoạt động giáo dục pháp luật làm cơ sở pháp lý, cũng như tạo sự thống nhất về quan điểm và đường lối cho hoạt động giáo dục pháp luật.

Thứ hai, thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật như phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa đi cùng với việc giữ gìn truyền thống đạo đức.

Thứ ba, cần có sự phân loại đối tượng khi thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật cho phù hợp. Tùy từng đối tượng mà xây dựng nôi dung và hình thức riêng biệt như đối với các đối tượng là cán bộ, viên chức nhà nước cần phổ biến, giáo dục các kiến thức về nhà nước và pháp luật nói chung; đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số thì cần phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ rừng, phòng chống các hủ tục lạc hậu…. và hình thức giáo dục phải rõ ràng, dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh họa…Thường xuyên thực hiện việc đổi mới, đa dạng các hình thức và phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật, biên soạn nôi dung các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật sao cho phong phú, sinh động dễ tiếp thu.

Thứ tư, cần tập trung, phổ biến giáo dục những quy định của pháp luật liên quan mật thiết đến sinh hoạt hàng ngày của người dân như Luật dân sự, luật kinh tế, luật đất đai, luật an toàn giao thông,…

Cần phân định rõ ràng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc phổ biến các văn bản pháp luật. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, Phòng tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật của các Sở tư pháp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, thực hiện việc đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp nghiệp vụ. Đối với đội ngũ cán bộ không chuyên trách, những nhà báo, phóng viên phụ trách chuyên mục pháp luật trên các phương tiện thông tin nên tổ chức thường xuyên những lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu pháp luật liên quan đến công việc Đối với tài liệu phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được biên soạn trình bày rõ ràng, dễ hiểu dưới những hình thức tiện dụng nhất để dễ dàng tiếp cận với người dân như các quyển cẩm nang pháp luật bỏ túi, từ điển pháp luật…; biên dịch tài liệu phổ biến pháp luật sang tiếng các dân tộc

thiểu số; cần nghiên cứu biên soạn một cách khoa học tài liệu phục vụ riêng cho các tuyền truyền viên pháp luật. Mặt khác cũng cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, quan tâm nâng cao đời sống vật chất của các cán bộ, tuyên truyền viên pháp luật.

Ở các đơn vị cơ sở cần xây dựng nhóm nòng cốt phổ biến giáo dục pháp luật đó là các già làng, trưởng bản, các hòa giải viên, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, tổ chức các câu lạc bộ là nơi sinh hoạt thường kỳ trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng. Tại các địa phương cần xây dựng các tủ sách pháp luật là nơi cung cấp mọi thông tin về văn bản pháp luật cho nhân dân, thực hiện việc niêm yết các chủ chương, văn bản pháp luật mới của nhà nước, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chúng ta cần tận dụng sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật bằng việc xây dựng các chương trình phổ biến pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật có thưởng, chuyên mục giải đáp pháp luật trên báo, tạp chí, trên các kênh truyền hình, đài phát thanh….nhằm thu hút sự chú ý của người dân. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống truyền thông ở đơn vị cơ sở thôn, làng, bản vùng sâu vùng xa.

Quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo yếu tố nhanh nhạy trong việc cập nhật các thông tin pháp luật cũng như việc trao đổi kinh nghiệm phổ biến giáo dục pháp luật giữa các địa phương. Mở rộng việc thông tin pháp luật đến mọi vùng miền, mọi chủ thể trong xã hội đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo. Mặt khác cũng cần tăng cường hoạt động giải thích pháp luật của các chuyên gia có uy tín để mọi đối tượng có thể hiểu và vận dụng pháp luật một cách thống nhất, đạt hiệu quả.

Hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thể hiện ở chất lượng của việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật. Chúng ta cần xây dựng những tiêu chí cơ bản nhằm đánh giá hiệu quả công tác này. Đó là những con số thể hiện sự tăng trưởng về kinh tế, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị; sự tăng giảm những vụ việc vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết của người dân...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức và pháp luật trong gia đình và nhà trường.

Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, việc giáo dục pháp luật và đạo đức trong nhà trường có vai trò quan trọng không kém so với việc trang bị những kiến thức cơ bản làm hành trang vào đời. Những con người sống trong nhà nước pháp quyền không thể không có trình độ văn hóa pháp luật cũng như một nền tảng đạo đức xã hội vững chắc. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trường, trước hết cần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng như ý thức pháp luật và đạo đức cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bởi vì các thầy cô chính là những tấm gương pháp luật và đạo đức trong sáng cho học sinh. Đặc biệt đối với những giáo viên phụ trách bộ môn giáo dục công dân cần có sự đào tạo chính quy, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Cần đưa môn Giáo dục công dân trở thành môn học chính bắt buộc trong chương trình đào tạo. Cần kết hợp với việc mời các chuyên gia pháp luật, các cán bộ trong ngành tư pháp tham gia giảng dạy tại các bậc học để có được các kiến thức thực tế sinh động, đa dạng dễ tiếp thu; tổ chức các buổi học ngoại khóa để học sinh có thể thực hành những kiến thức đã được trang bị. Việc biên soạn nội dung giáo dục pháp luật cần phù hợp với từng đối tượng, từng bậc học sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Trong thời gian gần đây vấn đề đạo đức người giáo viên đang trở thành điểm nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng làm ảnh hưởng đến hình

ảnh, niềm tin của học trò đối với thày cô giáo. Đối với những trường hợp giáo viên xuống cấp về mặt tư cách đạo đức, vi phạm kỷ luật nghề nghiệp cần cương quyết xử lý nhằm làm trong sạch đội ngũ giáo viên.

Việc giáo dục đạo đức và pháp luật không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội đặc biệt môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ. Mỗi thành viên trong gia đình phải trở thành tấm gương về cách hành xử trong gia đình và ngoài xã hội, sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình giúp hình thành tình cảm yêu thương đồng loại, yêu thương con người giá trị đạo đức đối với lớp trẻ. Trong việc giáo dục pháp luật và đạo đức cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Giáo viên và phụ huynh học sinh cần có sự liên lạc trao đổi thông tin thường xuyên nhằm định hướng tư tưởng, hành vi của con em. Mặt khác các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sát sao việc học tập, sinh hoạt của con em, tổ chức các cuộc tranh luận trong gia đình về các tình huống ứng xử trong gia đình ngoài xã hội qua đó có thể giáo dục ý thức pháp luật và học sinh cho các con.

Bên cạnh việc phổ biến và giáo dục pháp luật chúng ta cũng cần thực hiện các biện pháp mang tính chất phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật:

Cần tăng cường các biện pháp nhằm kiên quyết đấu tranh phòng và chống những biểu hiện coi thường pháp luật, thiếu tôn trọng pháp luật, những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức.

Thứ hai,cần khuyến khích, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho những hành vi hợp pháp, hợp đạo đức được phát huy; bài trừ, lên án lối hành xử tiêu cực chống lại pháp luật và đạo đức.

Thứ ba, cần thực hiện đúng tinh thần của pháp chế trong hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 74 - 81)