Những yếu kém hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện áp dụng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 59 - 63)

2.2.2.2 Những yếu kém hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện áp dụng dụng

Có thể nói hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của chúng ta hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục, pháp luật không được thực hiện thường xuyên nên chưa góp phần tích cực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật không được đảm bảo trong việc áp dụng luật của cơ quan nhà nước đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chính sách pháp luật của nhà nước. Hiện tượng cán bộ công chức nhà nước là những người chịu trách nhiệm thực hiện pháp luât, vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên việc xử lý thường là “giơ cao đánh khẽ”, có những vụ việc phải bị truy tố trước pháp luật thì lại được “biến” thành xử lý kỷ luật nội bộ. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật của người dân.

Trong lĩnh vực hành chính nhà nước, mặc dù chúng ta đã thực hiện việc cải cách nền hành chính công tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, tiêu cực. Đó là sự rắc rối của các thủ tục hành chính, sự non kém về trình độ kỹ năng nghề nghiêp, thiếu trách nhiệm trong công việc của cán bộ thừa hành, tình trạng hạch sách, nhũng nhiễu của một số cán bộ công chức biến chất trong các giao dịch hành chính vẫn còn nhiều. Điều này đã gây cản trở cho việc đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống cũng như lòng tin của nhân dân đối với nhà nước.

Trong hoạt động xét xử, tình trạng án oan sai còn tồn tại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người dân. Trình độ của cán bộ

pháp lý còn nhiều hạn chế đặc biệt là trình độ đội ngũ thẩm phán chưa đáp ứng nhu cầu xét xử những vụ án phức tạp. Tình trạng vi phạm nguyên tắc sự độc lập của tòa án trong khi xét xử vẫn còn tồn tại đã ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của toàn án cũng như sự công bằng của pháp luật. Thủ tục tố tụng còn phức tạp, rườm rà gây tâm lý ngại giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, đó cũng là một cản trở tâm lý đối với các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, sự yếu kém trong giai đoạn thi hành án cũng là một trong những điểm hạn chế khiến cho hoạt động xét xử của chúng ta chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Hiện nay, công tác thi hành án đang bị thiếu đi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước để đảm bảo việc các bản án được thi hành trên thực tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, vẫn còn tồn tại nhiều án chưa được thi hành đúng thời gian. Thêm vào đó là thái độ thiếu trách nhiệm, sự xuống cấp về phẩm chất tư cách đạo đức của cán bộ thi hành án đã ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án và sự nghiêm minh của pháp luật.

Hoạt động, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước còn tồn tại nhiều tiêu cực, hiện tượng cán bộ nhà nước vi phạm pháp luật một cách cố ý trong khi thi hành nhiệm vụ đã dẫn đến nhiều oan sai, bỏ lọt tội phạm. Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã có những tác động tiều cực đến hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan điều tra dẫn đến tình trạng lệch lạc, sai trái vi phạm nguyên tắc công bằng, bình đẳng trước pháp luật, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Thái độ thờ ờ, coi thường pháp luật dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của người dân cũng một phần xuất phát từ sự mất tin tưởng vào hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra ngày một phổ biến trên mọi lĩnh vực, ở mọi lứa tuổi, thành phần xã hội. Đáng lên án nhất là hiện tượng vi phạm pháp luật của thành phần những cán bộ công chức nhà nước,

những người có trình độ, có học thức đang nhân danh nhà nước trong hoạt động áp dụng pháp luật. Tình trạng tham nhũng trong các cơ quan công quyền đang lan rộng và trở thành quốc nạn cho thấy sự “xuống dốc không phanh” về đạo đức và ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Hiện tượng vi phạm pháp luật trong giới trẻ cũng có xu hướng tăng nhanh đặc biệt là lứa tuổi học đường, trẻ vị thành niên. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng để đáp ứng nhu cầu ăn chơi hưởng lạc những đứa trẻ này sẵn sàng thực hiện hành vi nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người khác để chiếm đoạt tài sản lấy tiền ăn chơi ... Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng xuống cấp về đạo đức và ý thức pháp luật trong giới trẻ ở nước ta hiện nay.

Trong nhiều lĩnh vực, sự buông lỏng quản lý của nhà nước đã tạo điều kiện cho những kẻ trục lợi kiếm lời bằng hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức. Việc lợi dụng những khoảng trống, những kẽ hở của pháp luật diễn ra ngày càng tinh vi, nguy hiểm và được che đậy bằng nhiều hình thức hợp pháp. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến và rất phức tạp do có sự tiếp tay của những cán bộ nhà nước. Hiện nay luật thủ tục và luật nội dung còn nhiều chỗ không phù hợp với nhau thậm chí mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. Lợi dụng điều này, nhiều cán bộ nhà nước đã gây khó dễ cho người dân, đã có những trường hợp bị oan sai do sự thiếu trách nhiệm, quan liêu của bộ phận những cán bộ biến chất này.

Hoạt động giáo dục phổ biến pháp luật còn tồn tại nhiều bất cập, ở nhiều địa phương hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức chưa quan tâm thực sự đến chất lượng nội dung và hiệu quả thực tế; đội ngũ cán bộ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, phương tiện vật chất phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật chưa được đầu tư thích đáng…

Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa được tổ chức một cách thường xuyên liên tục và thực sự có hiệu quả. Mặt khác, công tác tổng kết, đánh giá, thống kê rút kinh nghiệm không được quan tâm thực hiện nên chưa có sự đổi mới về hình thức và phương pháp từ đó nâng cao được hiệu quả chất lượng cho hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó hoạt động thông tin, trợ giúp pháp luật chưa thực sự phát huy hiệu quả do còn nhiều hạn chế. Hình thức hoạt động cũng như trình độ của các cán bộ trợ giúp pháp luật chưa thực sự tạo được niềm tin của nhân dân.

Hoạt động giám sát của xã hội đối với việc thi hành pháp luật còn yếu do chưa có một cơ chế rõ ràng và đầy đủ đảm bảo cho hoạt động này trong thực tế. Việc lấy ý kiến nhân dân còn mang tính hình thức, chưa có sự đánh giá, phân tích đúng đắn kết quả của hoạt động trưng cầu ý dân cũng như thiếu một cơ chế giám sát có hiệu quả. Tính công khai, minh bạch của pháp luật và áp dụng pháp luật chưa được đảm bảo.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)