Những biến đổi tích cực của đời sống đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 38 - 42)

2.1.1 Những biến đổi tích cực của đời sống đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay

Triết học Mác- lê nin đã chứng minh rằng sự thay đổi của cơ sở hạ tầng kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi to lớn đối với kiến trúc thượng tầng xã hội. Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội Việt Nam đã có những thay đổi to lớn. Nền kinh tế đất nước khởi sắc, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện về mọi mặt nhưng cũng có nhiều xáo trộn về đạo đức và quan niệm pháp luật. Tuy nhiên “không phải mọi xáo trộn đều trở nên tiêu cực, trái lại có những biểu hiện đạo đức và quan niệm pháp luật nhờ có sự xáo trộn đúng đắn mà trở thành động lực của sự phát triển”[10].

Trước đây, trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tất cả đều trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, mọi người đã quen với kiểu làm ăn “cha chung không ai khóc” với ý thức chây ỳ không có trách nhiệm trong công việc chung. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của những những quy luật tất yếu (quy luật về giá trị thặng dư, quy luật cạnh tranh...) đã tạo nên cơn lốc cạnh tranh làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội và tác động mạnh mẽ đến ý thức đạo đức và ý thức pháp luật . Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội...”[18]. Việc chấp nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế , nhiều

hình thức và quan hệ sở hữu là một bước tiến dài trong định hướng phát triển nền kinh tế của nhà nước ta. Điều này cũng đồng nghĩa với sự xóa sổ kiểu làm ăn “cha chung không ai khóc” vô trách nhiệm trước đây và thay vào đó là một kiểu làm ăn mới năng động, linh hoạt hơn để có thể tồn tại trong “cơn bão” cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện đó tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm vốn có của người Việt Nam được phát huy hơn bao giờ hết mỗi cá nhân phải tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, với sự đổi mới phương thức quản lý nền kinh tế của Nhà nước đã có những tác động to lớn đến ý thức pháp luật và ý thức đạo đức của cá nhân. Với vai trò định hướng nền kinh tế, nhà nước thừa nhận sự tham gia của hình thức kinh doanh cá thể, khuyến khích mọi cá nhân làm giàu, biết kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội làm giàu cho bản thân và đất nước. Nếu như trước đây, trong điều kiện nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước chỉ quan tâm đến lợi ích tập thể thì hiện nay với việc kết hợp hài hòa giữa lợi xã hội và lợi ích cá nhân là điều kiện phát huy mọi khả năng sáng tạo, khả năng làm giàu của cá nhân. Với sự cởi bỏ mọi quan niệm cũ lạc hậu mở rộng dân chủ, “ý thức về tự do, dân chủ và về đạo đức và pháp luật cũng nhờ đó mà được nâng cao”[18]. Hiến pháp 1992 đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của mọi công dân nước Việt Nam và làm giàu

chính đáng được xem là một phẩm chất đạo đức mới tiến bộ. Mọi cá nhân đều có thể làm giàu thu lợi chính đáng dựa trên sức lao động của mình và tuân theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích và bảo vệ việc làm giàu chính đáng của cá nhân thông qua các hoạt động biểu dương các tổ chức, cá nhân vừa làm giàu vừa có những đóng góp cho xã hội. Khác với trước đây trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mọi lợi ích cá nhân đều bị lu mờ

trước lợi ích tập thể. Các chuẩn mực đạo đức lúc đó có nhiệm vụ khuyến khích, cổ vũ cho sự hết mình vì tập thể. Điều này đã làm nảy sinh ý thức chây ỳ, trốn tránh lao động trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, làm “thui chột” khả năng sáng tạo của cá nhân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với cơ chế phân phối lợi ích dựa trên sức lao động, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng trong công việc buộc người lao động phải có ý thức tự giác, ý thức trách nhiệm trong lao động. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thương trường đòi hỏi mọi cá nhân phải tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phải năng động, sáng tạo hơn trong công việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà trong cả các lĩnh vực khoa học công nghệ, hoạt động xã hội cũng cần có sự tự học hỏi, năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. Đặc biệt trong hoạt động công vụ của các cán bộ công chức việc nâng cao trình độ, kỹ năng và trách nhiệm pháp lý là một yêu cầu bắt buộc....

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, những quan niệm và chuẩn mực đạo đức cũ cũng đã được biến đổi để phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh mới. Tình yêu tổ quốc, yêu đất nước đã được mở rộng không chỉ dừng lại ở hi sinh, xả thân vì sự nghiệp chung mà còn biết vì lợi riêng, lợi ích cá nhân. Không phải trong mọi trường hợp sự hi sinh vì lợi ích riêng, lợi ích cá nhân đều là xấu. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, dân có giàu thì nước mới mạnh. Lợi ích chung và lợi ích riêng luôn nằm trong một thể thống nhất không thể tách rời. Việc kết hợp lợi ích chung và lợi ích riêng là một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của xã hội và đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mỗi cá nhân tự tìm cách làm giàu, tự học hỏi, rèn luyện, nâng cao kiến thức, không chịu ngu dốt, lạc hậu chính là tiền đề cho một xã hội phát triển,văn minh, hiện đại. Đã có nhận xét cho rằng: “đạo đức, xét một cách đầy đủ nhất, chân chính nhất phải bao

gồm cả lợi ích chung và lợi ích riêng trong sự hài hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó chính là nền tảng đạo đức cơ bản chi phối cả dân tộc và mỗi người nói riêng. Và nhờ có nền tảng đạo đức đó mà đất nước ta phát triển không ngừng về mọi mặt, cả kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa”[10].

Kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh vốn có của nó không những kích thích sự vận động phát triển của cá nhân và xã hội mà nó còn là môi trường “lành mạnh hóa đạo đức, xây dựng ý thức và lối sống tuân thủ pháp luât”. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường chính là tạo nên sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các chủ thể xã hội và cơ sở quan trọng nhất để có thể tồn tại trong điều kiện đó chính là uy tín và chất lượng công việc. Điều này được tạo dựng bằng sự trung thực, ý thức trách nhiệm với công việc với cộng đồng. Đó cũng chính là những quy tắc đạo đức điều chỉnh hành vi của chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều cần đến sự trung thực, cần đến đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. “Lợi ích vật chất và tinh thần của các chủ thể tham gia kinh tế thị trường được tạo dựng bằng uy tín, hiệu quả phục vụ xã hội, trách nhiệm xã hội, bằng việc kết hợp lợi ích riêng và lợi ích chung”[18].Như vậy, có thể nói nền kinh tế thị trường với những đòi hỏi khắc nghiệt của nó đã góp phần hình thành nên những phẩm chất đạo đức, phẩm chất pháp luật mới cho mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự mở rộng tự do dân chủ, các cá nhân có điều kiện tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, có điều kiện thể hiện sự tự do sáng tạo của mình. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao nhiều hoạt động cộng đồng đã được tổ chức nhằm khuyến khích mọi cá nhân tham gia tích cực vào hoạt động xã hội tại địa phương như : xây dựng làng văn hóa, khôi phục và xây dựng hương ước; tổ chức nếp sống văn minh, xây dựng làng văn hóa, phong trào xóa đói giảm

nghèo, đền ơn đáp nghĩa... Nhờ có quá trình xã hội hóa sâu rộng nên nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp đã được khôi phục đó là việc tổ chức các lễ hội truyền thống, các hoạt động lễ hội dân gian... đã có tác dụng giáo dục truyền thống dân tộc, khới dậy và phát huy những giá trị nhân văn tốt đep như tình tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách... Vì vậy có thể nói trong mọi hoàn cảnh xã hội những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp luôn có sức sống bền bỉ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)