cần phải xây dựng một nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa kết hợp với việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, coi đạo đức là yếu tố bổ sung quan trọng cho phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật. Cho đến ngày nay, những giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đến nay vẫn còn giữ nguyên và tiếp tục được nghiên cứu và vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. đức.
Pháp luật và đạo đức là hai hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng cùng thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội. Giữa pháp luật và đạo đức không có sự mẫu thuẫn đối lập mặc dù vẫn có những điểm khác biệt. Đạo đức hay pháp luật tựu trung lại là vấn đề con người. Quan hệ giữa đạo đức và pháp luật xét đến cùng là vấn đề giữa con người với con người trong xã hội và trong bản thân mỗi con người. Nhận thức về pháp luật và đạo đức cũng như mối quan hệ, sự kết hợp giữa chúng chính là nhận thức về con người và mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc phân bổ lợi ích. Xét đến cùng vấn đề đạo đức và pháp luật cũng như mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là những vấn đề có tính xã hội và luôn mang theo nó ý thức đấu tranh giữa thiện và ác, đúng và sai, tốt và xấu, giữa bản chất người và phi tính người…Đối với Hồ Chí Minh “giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng như mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, nội dung là đạo đức, pháp luật là hình thức”[10]. “Cả pháp luật và đạo đức đều cần thiết như nhau, đều vì lẽ sống cũng như mục đích sinh tồn của loài người”[18]. Con người sáng tạo ra đạo đức và pháp luật nhằm thỏa mãn nhu cầu duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật và đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng : “Đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn”[5] .Người nhấn mạnh pháp luật phải dựa trên nền tảng đạo đức. Khác với pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản, giai cấp thống trị đã dựa vào những giá trị đạo đức có lợi để xây dựng nên một hệ thống pháp luật hòng che đậy đi cái bản chất bóc lột và đàn áp. Nhưng với chế độ xã hội chủ nghĩa, cụ thể là ở Việt Nam với mục tiêu xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân thì chúng ta cần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật phục vụ lợi ích của nhân dân, chiếm được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Muốn vậy, hệ thống pháp luật đó phải được xây dựng dựa trên những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn đã tồn tại trong quần chúng bấy lâu nay. Pháp luật là tất yếu cần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước làm hình thành mọi quan hệ xã hội hợp với chuẩn đã định. Nhưng gốc có bền thì cây mới đứng vững và tốt tươi. Do vây, để có một hệ thống pháp luật “hợp lòng dân” thì cần phải có cái gốc đạo đức phản ánh được ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Ngoài việc phản ánh được những gía trị đạo đức truyền thống tốt đẹp đã tồn tại bấy lâu nay, hệ thống pháp luật mới cũng phải phù hợp với những giá trị đạo đức mới, tiến bộ của xã hội đó là đạo đức của giai cấp vô sản. Nội dung nền đạo đức cách mạng vô sản là tất cả vì sự ấm no, tự do, hạnh phúc nhân dân và pháp luật của những người vô sản cũng phải phản ánh được tất cả những giá trị đó. Người cho rằng pháp luật phải ghi nhận và bảo đảm thực hiện nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, đồng thời phải phù hợp với đạo đức xã hội. Đó là điều kiện quyết định sự thành công trong lãnh đạo dân chúng của chính phủ. Hồ Chí Minh viết: “Đạo nghĩa là chính sách của Chính Phủ đối với dân chúng. Chính sách này phải phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng”[6].Vì vậy có thể nói một hệ thống pháp luật được xây dựng trên một nền đạo đức tương xứng sẽ nhận được sự ủng hộ của
quần chúng nhân dân, dễ dàng đi sâu vào lòng quần chúng từ đó xây dựng được ý thức tự giác thực hiện pháp luật từ phía người dân. Xây dựng được một hệ thống pháp luật giàu tính nhân văn nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội là điều Hồ Chí Minh mong muốn mà việc đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật và đạo đức chính là một điều kiện tiên quyết.
Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực giá trị định hướng cho hành động của con người. Đạo đức là nền thì pháp luật phải ghi nhận và đảm bảo cho các chuẩn mực đạo đức được thể hiện và bảo vệ nếu chúng bị vi phạm. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ khăng khít với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức nào đó nhằm biến nó thành thói quen, nếp sống. Chuẩn mực càng khó bao nhiêu, càng rộng, thậm chí trừu tượng, khó định lượng bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, pháp luật và đạo đức bổ sung, hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn. Con người sống trên đời cần phải có cái gốc đạo đức mới không bị lầm lạc, sa ngã. Đạo đức giúp con người nhận thức được cái đúng, cái sai, biết tự kìm chế bản thân. Nếu không có pháp luật, con người vẫn có thể hành động đúng nhờ có sự điều chỉnh của các chuẩn mực đạo đức. Nhưng nếu con người không có đạo đức, không có lương tâm sẽ dễ dàng dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, bất chấp pháp luật vì cái lợi trước mắt. Mục tiêu chung của pháp luật và đạo đức là nhằm điều chỉnh, định hướng hành vi con người theo những giá trị chân, thiện, mỹ. Vì vậy mà chúng ta không thể tuyệt đối hóa một bên pháp luật hay một bên đạo đức trong việc điều chỉnh hành vi con người cũng như trong hoạt động quản lý xã hội.
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chủ trương sử dụng kết hợp cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội. Người coi trọng vai trò của pháp luật nhưng không tuyệt đối hóa pháp luật coi đó là công cụ duy nhất trong điều hành và quản lý xã hội. Bên cạnh pháp luật còn có cơ chế khác cùng điều chỉnh hành vi con người đó chính là đạo đức. Bản chất của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của hai công cụ pháp luật và đạo đức. Coi trọng việc sử dụng pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước Hồ Chí Minh cho rằng trước hết cần phải chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng ngày càng dân chủ, phản ánh được ý chí nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, ngay sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Người chỉ đạo xây dựng Hiến pháp và ban hành các sắc lệnh để quản lý xã hội, và trong khi pháp luật mới chưa kịp ban hành, Người chủ trương giữ lại những luật lệ cũ phù hợp có thể sử dụng được cho chế độ mới. Để pháp luật phản ánh được đúng đắn nguyện vọng của nhân dân cần phải thực hiện trưng cầu ý dân khi ban hành hoặc sửa đổi một đạo luật. Việc tổ chức trưng cầu ý dân một mặt thể hiện tính dân chủ trong hoạt động xây dựng pháp luật mặt khác nó phát huy được sức mạnh trí tuệ của toàn dân trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Mặt khác Người cũng đề ra yêu cầu đối với hệ thống pháp luật phải đảm bảo được sự năng động, linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của những điều kiện lịch sử, xã hội. Những thay đổi trong bản Hiến pháp năm 1946 trong lần sửa đổi đầu tiên đã thể hiện tư duy linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh. Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ mới trong một giai đoạn cách mạng mới thì việc thay đổi Hiến pháp, pháp luật là điều hết sức cần thiết để đảm bảo pháp luật luôn theo kịp thực tiễn, thậm chí dự liệu được những tình huống trong tương lai.
Để pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý xã hội, Người yêu cầu trong công tác áp dụng pháp luật cũng phải đảm bảo yếu tố công bằng, khách quan. Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, mọi công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật cả về quyền lợi và nghĩa vụ, ai vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm khắc cho dù người đó ở vị trí nào trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Theo Người hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi tất cả mọi người đều có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, mặt khác để giữ vững tính tôn nghiêm của pháp luật việc xét xử phải đảm bảo yếu tố công bằng, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý. Như vậy trong thực thi pháp luật việc thưởng phạt phải nghiêm minh. “Vì nếu thưởng phạt không nghiêm minh thì người cúc cung tận tuỵ lâu ngày cũng thấy nản, còn người hư hỏng vi phạm pháp luật, kỷ luật sẽ ngày càng lún sâu vào tội lỗi, làm thiệt hại cho nhân dân”[19]. “Người cho rằng thực hành ngiêm chỉnh pháp luật là đã đạt đến trình độ cao của đức trị”[18].
Xem pháp luật và đạo đức là những công cụ điều chỉnh xã hội hữu hiệu, Người chủ trương phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Theo Người hai công việc này cũng phải tiến hành đồng thời mới có đạt hiệu quả tốt cho xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Công bố đạo luật... chưa phải đã là xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới có hiệu quả"2. Nhà nước đặt ra pháp luật không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu quản lý xã hội mà sâu xa hơn là để người dân dựa vào pháp luật mà thực hiện các quyền lợi của mình. Vì vậy, điều cốt lõi là phải làm cho dân biết, dân hiểu về pháp luật. Người cho rằng giáo dục, rèn luyện và thực hành đạo đức là điều kiện cần để xã hội đi vào trật tự ổn định. Bản chất con người sinh ra là Thiện nhưng với sự tác động của môi trường xã hội sẽ khiến con người dễ bị sa ngã, hư hỏng vì vậy cần phải có quá trình rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. "Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa xuống mà do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có"[9]. "Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to. Cả hàng triệu đồng bào đều làm như vậy thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định được nhiều hạnh phúc"[7].Việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức giúp con người nhận biết được cái đúng cái sai, cái tốt, cái xâu từ đó sống hướng thiện hơn, mong muốn làm những điều có ích cho xã hội. Trong mối quan hệ với pháp luật, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức giúp hình thành ở con người ý thức tuân thủ pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Một người có phẩm chất đạo đức tốt ắt hẳn là người có ý thức tuân thủ pháp luật. Mặt khác Người cũng nhấn mạnh vai trò của công tác giáo dục pháp luật. Đối với đạo đức, pháp luật đóng vai trò là cơ chế đảm bảo cho đạo đức được thực hiện. Người cho rằng "Để thực hiện chữ Liêm, trước hết phải có tuyên truyền kiểm soát, giáo dục pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên trên"[7]. Pháp luật và đạo đức về cơ bản là thống nhất với nhau trong việc điều chỉnh hành vi con người do vậy, một khi các chuẩn mực đạo đức bị xâm hại thì các nguyên tắc của pháp luật cũng bị vi phạm. Khi đó pháp luật sẽ có vai trò đưa các mối quan hệ trở lại quỹ đạo vốn có của nó đồng thời khôi phục và bảo vệ các giá trị đạo đức trong xã hội.
Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là sự thể hiện sâu sắc nhất sự vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Người, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đề cao vai trò pháp luật trong quản lý xã hội đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Trong đó Chính phủ và các cán bộ nhà nước phải là đối tượng đầu tiên làm gương cho nhân dân trong việc tuân thủ pháp luật và đạo đức. Trong Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa
đầu tiên. Người nói: “Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ, từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các ủy ban làng đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao, Chính phủ đã hết sức làm gương. Và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị”[3]. Người cho rằng, trong mọi hoạt động của các cơ quan công quyền đều phải dựa trên tinh thần của pháp luật, căn cứ vào pháp luật mà làm việc. Nếu Nhà nước làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân. Thực hiện nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của bộ máy nhà nước là một trong những yếu tố đảm bảo cho một xã hội dân chủ. Theo Người, bộ máy nhà nước của ta không giống như bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản chủ yếu thực hiện chức năng trấn áp. Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, do vậy, bảo vệ quyền lợi của nhân dân là nhiệm vụ của nhà nước. Đây là một điểm sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Nhà nước đó hoạt động trên cơ sở pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội vì con người, lấy con người làm trung tâm của mọi hoạt động. Hồ Chí Minh từng nói: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi”[8]. Người căn dặn "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh"[12]. Pháp luật và đạo đức tựu chung lại cũng chỉ là vấn đề con người. Khi đề cập đến tính nhân dân trong hoạt động của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã khéo léo kết hợp yếu tố đạo đức và pháp luật trong việc tạo ra cơ chế đảm bảo cho sự hoạt động của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Khẳng định quyền lực nhà nước thuộcvề nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra mô hình tổ chức nhà nước nhằm
bảo về quyền làm chủ của nhân dân. Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I ngày 18 tháng 12 năm 1959 của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người nói: Quốc hội là cơ quan quyền