Những yếu kém và hạn chế trong hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 56 - 59)

hành pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường với nhu cầu điều chỉnh pháp luật ngày càng lớn, hệ thống pháp luật nước ta đã và đang từng bước được hoàn thiện về mọi mặt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém, hạn chế làm cho hệ thống pháp luật chưa thực sự đủ mạnh trong điều kiện phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Hiện nay, tình trạng thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, sự mâu thuẫn giữa Luật và các văn bản dưới luật còn diễn ra nhiều gây nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng luật. Tình trạng quy định “luật khung” vẫn còn phổ biến, nhiều quy định còn dừng lại ở nguyên tắc thiếu cụ thể nên việc thi

hành luật phải trông chờ vào các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên những văn bản này thường được ban hành chậm, thậm chí khi được ban hành thì mâu thuẫn với luật, số lượng lại nhiều gây ra tình trạng chồng chéo, chậm trễ trong thi hành luật. Trên thực tế có những văn bản luật từ khi ban hành đến khi sửa đổi mà vẫn không có văn bản hướng dẫn thi hành.

Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay còn thiếu tính ổn định cần thiết, tình trạng văn bản luật mới ban hành đã bị thay đổi còn phổ biến, tần suất thay đổi lớn, số lượng các văn bản pháp luật bị thay đổi cũng khá nhiều nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh, đất đai. Nguyên nhân là do sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, mặt khác do tư duy của các nhà làm luật chưa theo kịp thực tế nên đã không dự đoán được những tình huống xảy ra trong tương lai khiến các văn bản luật nhanh chóng lạc hậu, dễ bị thay đổi.

Trình độ kỹ thuật lập pháp của chúng ta hiện nay đang còn nhiều hạn chế trong việc xác định mức độ điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh. Các dự thảo luật có xu hưởng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, điều này đã ảnh hưởng rất lớn khi xây dựng thành luật và trong áp dụng. Khả năng sửa đổi, bổ sung những điều khoản cụ thể của văn bản luật, pháp lệnh có liên quan không kịp thời. Cơ cấu quy phạm pháp luật còn nặng về quy định chế tài, phần giả định và quy định không được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu gây khó khăn cho hoạt động áp dụng luật cũng như hoạt động giải thích, giáo dục pháp luật. Quy trình, lập pháp của chúng ta hiện nay cũng đang tồn tại nhiều vấn đề, việc xây dựng dự thảo luật được giao cho nhiều cơ quan mà không tập trung cho một cơ quan chuyên trách xây dựng chính sách, pháp luật.

Hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay cũng chưa theo kịp với những thay đổi không ngừng của điều kiện kinh tế. Tình trạng bất cập, mâu thuẫn của các văn bản pháp luật còn diễn ra phổ biến, nhiều văn bản pháp luật

mặc dù đã lạc hậu so với thực tế nhưng còn chưa được bổ sung, thay đổi. Đối với những lĩnh vực mới phát sinh chưa có sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật hoặc có văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng quy định một cách chung chung. Điều này đã gây khó khăn cho người dân đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh và tạo kẽ hở cho những hành vi vi phạm pháp luật. Măc dù trong những năm qua với chủ trương xã hội hóa hoạt động xây dựng pháp luật đã phần nào khắc phục tình trạng thiếu khách quan, xa rời thực tế của các văn bản pháp luật, tuy nhiên tình trạng này hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Tư duy của các nhà làm luật vẫn thiên về việc tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý vì vậy các văn bản thường thiếu đi tính thực tế, chưa quan tâm thích đáng đến quyền lợi của người dân . Thêm nữa do chịu áp lực của tiến độ hoàn thành nên nhiều văn bản pháp luật đã không đảm bảo được chất lượng khi ban hành dẫn đến tình trạng sửa đổi, bổ sung diễn ra nhiều như hiện nay.

Quy trình lập pháp của chúng ta hiện nay cũng còn nhiều bất cập, việc soạn thảo dự án luật được giao cho nhiều cơ quan mà không tập trung vào một cơ quan chuyên trách trong việc xây dựng chính sách pháp luật. Nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng luật chưa được công khai cũng như phân tích đánh giá kỹ càng dẫn đến chất lượng của các văn bản pháp luật chưa cao. Trình độ pháp luật của các đại biểu Quốc hội cũng là một vấn đề cần xem xét điều chỉnh. Hiện nay, số lượng Đại biểu Quốc hội chuyên trách không nhiều phần lớn là đại biểu kiêm nhiệm nên họ không thể chuyên tâm vào công việc tại Quốc hội. Mặt khác, kiến thức thực tế trên mọi lĩnh vực của các đại biểu còn rất hạn chế điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thông qua các dự án luật trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hoạt động giải thích pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, tuy nhiên đã không được quan tâm thực hiện kịp thời dẫn đến việc áp dụng không thống nhất tại các địa phương trong

cả nước. Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn tách bạch được giữa việc giải thích pháp luật với việc ban hành văn bản hướng dẫn luật gây không ít khó

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)