TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT KẾT HỢP VỚI ĐẠO ĐỨC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 63 - 66)

Trong hệ thống các công cụ điều chỉnh xã hội, pháp luật là công cụ điều chỉnh chủ yếu được nhà nước sử dụng trong hoạt động quản lý xã hội. Pháp luật do Nhà nước đặt ra và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Do vậy pháp luật là những quy tắc sử xự có tính bắt buộc chung, điều chỉnh một phạm vi rộng lớn các mối quan hệ xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc quản lý xã hội bằng pháp luật mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng các phương tiện điều chỉnh xã hội khác. Pháp luật đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của xã hội mặt khác, pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ của công dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi trong hoạt động của mọi chủ thể phải tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế cho dù đó là nhà nước. Cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật là một đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về mọi mặt đồng thời tạo môi trường cho việc thực hành dân chủ. Một xã hội ổn định và trật tự trong đó con người được hưởng đầy đủ các quyền dân chủ chỉ có thể có được nếu có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Tuy vậy, việc quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu pháp luật đó thiếu đi tính phù hợp với thực tế cuộc sống, không phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền là một hệ thống pháp luật dân chủ thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, pháp luật đó phải được xây dựng trên cơ sở một nền tảng đạo đức xã hội tiến bộ. Pháp luật và đạo đức xét

cho cùng đều là vì con người. Giữa pháp luật và đạo đức không có sự đối lập nhau trong quan niệm về con người. Cả pháp luật và đạo đức đều thực hiện việc điều chỉnh hành vi con người hướng con người theo đi theo lẽ phải, lẽ công bằng. Vì vậy, việc sử dụng kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội là một điều mang tính tất yếu.

Mặc dù pháp luật là những quy tắc bắt buộc chung, có phạm vi điều chỉnh rộng lớn tuy nhiên pháp luật không thể điều chỉnh hết các mối quan hệ xã hội. Khác với pháp luật, đạo đức len lỏi vào mọi mối quan hệ trong xã hội, tác động đến nhận thức con người trong việc phân biệt cái đúng, cái sai, cái nên làm, cái không nên làm. Sự tác động của đạo đức giúp hình thành ở con người ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, sống theo pháp luật. Cơ chế đảm bảo bằng sự lên án của lương tâm và dư luận xã hội đã có lúc làm cho hiệu quả điều chỉnh bằng đạo đức còn lớn hơn việc điều chỉnh bằng pháp luật. Tuy vậy, cũng không thể quá đề cao vai trò của đạo đức trong hoạt động quản lý xã hội bởi đạo đức là những chuẩn mực chung chung không cụ thể, và không có tính trấn áp. Nhưng cũng không thể chỉ sử dụng pháp luật để quản lý xã hội bởi nếu pháp luật thiếu đi tính nhân văn, nhân đạo của đạo đức sẽ không có hiệu quả giáo dục, cảm hóa con người. Vì vậy, cần phải sử dụng kết hợp cả pháp luật và đạo đức trong hoạt động quản lý xã hội để chúng tự khắc phục những nhược điểm hạn chế của nhau.

Nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật và đạo đức, ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương kết hợp pháp luật và đạo đức trong hoạt động quản lý xã hội trong nhà nước pháp quyền. Người đã xây dựng một hệ thống quan điểm về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức với những nội dung rất tiến bộ, hiện đại thể hiện tư duy sáng tạo của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào thực tế cách mạng Việt Nam. Những quan điểm của Người cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thực tiễn và là cơ sở

lý luận cho việc xây dựng đường lối, chính sách quản lý đất nước của Đảng và nhà nước ta hiện nay.

Phát huy vai trò của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức chính là một trong những điều kiện cần thiết trong việc tiến tới mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền luôn được đề cập đến qua các kỳ Đại hội Đảng nhưng đến đại hội Đảng lần thứ X mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền mới được nhận thức một cách thống nhất trong toàn Đảng với việc khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, cùng với việc khẳng định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tính tối thượng của pháp luật đã được đề cao trong mọi mối quan hệ; quan hệ giữa công dân với Nhà nước, giữa công dân với công dân và những mối quan hệ được hình thành trong chính các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên trong nhà nước pháp quyền, pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu quả khi có sự kết hợp với đạo đức. Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật và đạo đức, thực hiện việc giáo dục, nâng cao đạo đức2

. Điều 12 Hiến pháp 1992 cũng đã khẳng định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Ngày nay, đằng sau những thành tựu lớn mà chúng ta đã đạt được về kinh tế, chính trị, ngoại giao là một bộ mặt xã hội với những biến đổi lớn về đạo đức và ý thức pháp luật. Những mặt hạn chế của cơ chế thị trường, cạnh tranh và hội nhập đã bắt đầu bộc lộ, nó gặm nhấm nền tảng truyền thống đạo

đức tốt đẹp của người Việt Nam, “công phá” mạnh mẽ vào ý thức pháp luật của người dân hình thành nên một lớp người sống bất chấp đạo lý và pháp luật. Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu hiện nay những tồn tại về mặt xã hội trên là một bước cản lớn đối với tiến trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới cũng đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống pháp luật lạc hậu của chúng ta hiện nay. Để cải thiện một bước bộ mặt đời sống xã hội Việt Nam, và tiến bước trên con đường phát triển kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới chúng ta không thể phủ nhận vai trò của pháp luật và đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)