Những kết quả khả quan ban đầu của chủ trương đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước đã có tác dụng làm cho động áp dụng pháp luật hiện nay ngày càng trở nên công khai và minh bạch hơn, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong lĩnh vực hành pháp, với việc cải cách một bước thủ tục hành chính thực hiện hành chính một cửa đã giảm bớt giảm bớt đáng kể những thủ tục hành chính rườm rà, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động hành chính nhà nước, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt làm giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách của bộ phận cán bộ công chức biến chất.
Trong lĩnh vực tư pháp, với việc thành lập thêm các tòa chuyên trách như Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính tại Tòa án nhân dân tối cao và tại Tòa án cấp Tỉnh đã đảm bảo việc xét xử được chuyên môn hóa. Nguyên tắc độc lập của Tòa án khi xét xử được khẳng định lại cùng với việc thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán, đã nâng cao chất lượng xét xử các vụ án đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng người, đúng tội. Việc các phiên tòa được mở công khai và được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần minh bạch hóa hoạt động xét xử của tòa án cũng như đảm bảo việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử.
Bộ luật tố tụng Hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cũng như việc giám sát hoạt động của các cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ,làm giảm đáng kể tình trạng oan sai, chậm trễ, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
2.2.1.3 Trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Cùng với hoạt đông xây dựng và áp dụng pháp luật, hoạt động tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật cũng đã được nhà nước ta quan tâm đầu tư và bước đầu đã đạt được nhiều thành tích. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được coi “là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục”[18]. Thực hiện chủ trương của Đảng trong những năm vừa
qua, hệ thống các văn bản pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật đã được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện một cách thống nhất hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên quy mô toàn quốc. Hoạt động phổ biến giáo dục, phổ biến pháp luật cũng đã được triển khai đến các đơn vị cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú . Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thành lập tại các đơn vị cơ sở nhằm liên kết, phối hợp hành động giữa các tổ chức xã hội ở địa phương, thực hiện mỗi già làng, trưởng bản, trưởng thôn là một tuyên truyền viên về pháp luật tích cực nhất. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cũng được mở rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng dưới dạng báo hình, báo viết, đài phát thanh, hệ thống báo điện tử, qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, giải đáp pháp luật... Sức lan tỏa của các phương tiện truyền thông đã đưa pháp luật đã đến với mọi vùng miền trên cả nước từ các thành phố lớn đến vùng sâu vùng xa, miền biên giới, hải đảo. Hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, cũng như ý thức chấp hành luật của người dân, tiến tới tạo thói quen sử dụng pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. Cùng với việc mở rộng hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tình trạng vi phạm pháp luật đã giảm đáng kể đặc biệt là tại những vùng sâu vùng, xa pháp luật đang thay thế dần các hủ tục lạc hậu cải thiện đời sống của người dân.
Hoạt động hòa giải tại cơ sở cũng được coi là một hình thức giáo dục ý thức pháp luật và đạo đức trong cuộc sống của người dân. Thông qua hoạt động này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm cũng như giáo dục truyền thống tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư ; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, xích mích trong cuộc sống hàng ngày.Vai trò quan trọng của công tác hòa giải tại cơ sở cũng đã được nhắc tới trong Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa
trong Pháp lệnh hòa giải cơ sở ban hành năm 1998. Liên tiếp trong những năm qua Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về hoạt động hòa giải. Tổ chức hòa giải ở cơ sở cũng được từng bước kiện toàn.
Bên cạnh đó hoạt động trợ giúp pháp lý cũng được triển khai trên quy mô lớn thông qua hoạt động của các tổ chức xã hội tại các địa phương dưới hình thức các trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng tư vấn pháp luật của Hội Luật sư, Hội Luật gia, Đoàn thanh niên....Hoạt động trợ giúp pháp lý đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích, hướng dẫn người dân hiểu các quy định của pháp luật, định hướng hành động của người dân trên tinh thần pháp luật, tôn trọng pháp luật.
Hoạt động trợ giúp pháp luật được thực hiện dựa trên cơ sở Luật trợ giúp pháp lý (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007). Theo đó hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện miễn phí cho các đối tượng là người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, hẻo lánh, hải đảo.