Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo các nguyên tắc cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền, bảo vệ phát huy các giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 66)

bản của Nhà nƣớc pháp quyền, bảo vệ phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức tiến bộ của nhân loại.

Nhà nước pháp quyền hoạt động dựa trên nguyên tắc tính tối cao của pháp luật, đòi hỏi mọi chủ thể phải triệt để tuân thủ pháp luật, hành xử dựa trên pháp luật. Điều đó đã khẳng định Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật. Tuy nhiên pháp luật không phải là công cụ duy nhất mà nhà nước pháp quyền sử dụng để quản lý xã hội. Bên cạnh sự thượng tôn pháp luật, nhà nước pháp quyền cũng đòi hỏi sự thượng tôn đạo đức, Nhà nước cần sử dụng đạo đức như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho pháp luật . Bởi xét cho đến cùng, nhà nước là một thực thể tồn tại trong môi trường đạo đức, vì vậy pháp luật cũng được hình thành từ cái gốc đạo đức.

Thông qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội bằng công cụ pháp luật kết hợp với đạo đức. Điều này có

nghĩa pháp luật đã được xác định là công cụ chính để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội. Tuy nhiên, “pháp luật chỉ có thể thực hiện được vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu như có sự hỗ trợ của các quy phạm xã hội khác đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đức tiến bộ của nhân loại”[18]. Vì vậy trong quá trình xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật các nhà làm luật một mặt cần phải nhận thức rõ ràng, đầy đủ các nguyên tắc của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, mặt khác cũng phải nhìn nhận được vai trò của đạo đức trong hoạt động quản lý xã hội. Việc nghiên cứu, sưu tầm những giá trị đạo đức truyền thống, tiến bộ trong hoạt động xây dựng pháp luật có vai trò rất quan trọng. Chúng ta vừa có thể kế thừa phát huy những giá trị đạo đức tiến bộ bằng việc luật hóa chúng thành những quy phạm pháp luật có tính bắt buộc đồng thời cũng có thể loại bỏ những quan niệm, chuẩn mực đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ ra khỏi cuộc sống. Điều cốt lõi nhất của hoạt động này không chỉ dừng lại ở việc quy định thành luật mà còn phải tạo ra cơ chế để bảo vệ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tiến bộ, cơ chế lên án, bài trừ cái xấu, cái phản tiến bộ, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức. Đạo đức chính là sự đấu tranh giữa thiện và ác, sứ mệnh của pháp luật là phải tạo ra cơ chế khống chế cái ác và quan trọng hơn phải khuyến khích cái thiện, tạo môi trường cho cái thiện được phát huy tối đa.

Trong khi xây dựng luât chúng ta cũng cần phải chú ý đến sự đồng nhất giữa các nguyên tắc của pháp luật và những chuẩn mực đạo đức. Điều quan trọng là vừa bảo vệ được đạo đức, vừa xóa bỏ nhưng quan niệm đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, tạo điều kiện hình thành nên những quan điểm, chuẩn mực đạo đức mới, tiến bộ.

Hoạt động xây dưng luật cần có sự tham gia ý kiến của đông đảo quần chúng nhân dân thông qua các hoạt động lấy ý kiến nhân dân về các dự án

luật, đồng thời cũng cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện có hiệu quả. Việc đánh giá, phân tích kết quả lấy ý kiến nhân dân cần phải được thực hiện nghiêm túc, công khai. Xây dựng pháp luật theo hướng ngày càng đảm bảo các quyền và lợi ích của nhân dân được thực hiện trên thực tế, loại bỏ khuynh hướng xây dựng luật chỉ chú trọng đến sự thuận tiện của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý.

Cần phải nâng cao hơn nữa trình độ, kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật đảm bảo các quy định của pháp luật phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng trong cuộc sống, nâng cao chất lượng các văn bản luật hạn chế tần suất thay đổi, bổ sung. Trong hoạt động xây dựng pháp luật cần loại bỏ xu hướng quy định một cách chung chung “luật khung” nhằm hạn chế việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho việc áp dụng luật.

Trong hoạt động xây dựng luật cần đảm bảo việc phù hợp giữa luật nội dung và luật hình thức. Việc chưa hoàn thiện thậm chí bất cập của luật hình thức đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người dân. Cần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động, hành chính.

Tăng cường công tác, rà soát, kiểm tra hệ thống các loại văn bản pháp luật đã được ban hành, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, lạc hậu so với điều kiện thực tế, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật mới phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng được một hệ thống pháp luật đạt đến trình độ tương đối hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phù hợp các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.

Thực hiện việc đổi mới cơ chế, pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, cần tạo một môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho mọi chủ thể

tham gia hoạt động kinh tế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế, theo hướng ổn định, đơn giản và phù hợp với xu hướng hội nhập, phát triển của khu vực và thế giới, thực hiện công khai, minh bạch nền tài chính công. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, cần thực hiện việc đổi mới các quy định của pháp luật theo hướng mở rộng tự do sáng tạo, tạo điều kiện cho mọi chủ thể có thể tham gia sáng tạo khoa học, phát huy sáng kiến trong giáo dục, phát triển nền khoa học giáo dục tiên tiến, hiện đại dựa trên những chuẩn mực đạo đức tiến bộ phù hợp với xu hướng phát triển, hội nhập. Các quy định của pháp luật trong hoạt động khoa học, giáo dục cần hướng tới xây dựng một đội ngũ nhân lực có trí tuệ và đạo đức trong sáng. Trong lĩnh vực xã hội cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hòan thiện pháp luật trong lĩnh vực văn hóa hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng của người dân. Xây dựng cơ chế hình thành và hoạt động của các tổ chức xã hội vì mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người công dân, thực hiện xã hội hóa hoạt động báo chí, xuất bản, đảm bảo các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Hoàn thiện chính sách công bằng xã hội, bảo vệ người tiêu dùng. Hoàn thiện pháp luật về lao động việc làm, mở rộng các loại hình dịch vụ, thông tin pháp luât…

Mặc dù chúng ta đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, do vậy cần hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa làm sao cho việc giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước được thông thoáng, nhanh gọn. Bên cạnh đó cũng cần đổi mới và hoàn thiện pháp luật về chế độ công chức, chế độ công vụ, đổi mới, hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ công chức cũng như việc xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện

công vụ. Xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức đối với người cán bộ làm cơ sở cho việc xử lý vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, đảm bảo sự năng động linh hoạt có hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời phải tạo ra cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Đối với các cơ quan lập pháp, cần hoàn thiện các văn bản luật về hoạt động lập pháp của Quốc hội, quy định rõ các quy trình lập pháp, lập quy, dân chủ hóa hoạt động lập pháp của Quốc hội. Đối với các cơ quan hành pháp cần hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ, cần phân định rõ thẩm quyền quản lý vĩ mô của Chính phủ với thẩm quyền quản lý theo ngành, chức năng của từng bộ, đồng thời cũng xác định rõ phạm vi quản lý của từng bộ, ngành tránh tình trạng chồng chéo, “ đá lấn sân” lẫn nhau. Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, cần hoàn thiện pháp luật theo hướng tăng cường thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp, tạo được sự phối hợp cần thiết giữa các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về thi hành án bảo đảm các phán quyết của Tòa án được thực thi đúng thời hạn.

Chúng ta cần xây dựng một hệ thống pháp luật theo hướng nhân đạo hóa, đảm bảo tự do, dân chủ và phục vụ lợi ích con người. Xu hướng nhân đạo hóa pháp luật đã được thực hiện ở nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tình trạng nhân quyền của mỗi quốc gia. Vì vậy chúng ta cần tiếp tuc thực hiện nhân đạo hóa trong các lĩnh vực pháp luật đặc biệt là pháp luật hình sự. Pháp luật cần đề cao giá trị con người trên mọi phương diện. Xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo tính công khai, minh bạch, thống nhất, dễ hiểu, dễ áp dụng. Pháp luật phải được quy định theo hướng mở rộng các quyền tự do, dân chủ của người dân, xây

dựng cơ chế mở để cá nhân có thể được làm tất cả trừ những gì pháp luật cấm và chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép đối với tổ chức. Pháp luật phải đóng vai trò định hướng, nêu lên những phương án lựa chọn cho hành vi của các chủ thể sao cho phù hợp với pháp luật, phù hợp với lợi ích cá nhân và cộng đồng.

Trong khi hoàn thiện hệ thống pháp luât, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến việc sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá để có thể áp dụng ở mức độ thích hợp những công cụ điều chỉnh xã hội khác như phong tục, tập quán, hương ước tiến bộ. Đổi mới nhận thức việc có thể sử dụng những án lệ và quy tắc của các tổ chức nghề nghiệp trong quá trình áp dụng luật. Tuy nhiên cần có sự nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có truyền thống sử dụng án lệ và những công cụ bổ trợ khác.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 66)