Những biến đổi tiêu cực của đời sống đạo đứ cở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 42 - 48)

Chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạc hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường của nhà nước ta là một quyết định đúng đắn đã mang đến những biến chuyển tích cực trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư đã được nâng cao, tự do dân chủ được mở rộng, ý thức đạo đức và pháp luật mới được xây dựng và phát huy...

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã có những tác động tiêu cực gây nên những sự xáo trộn trong đời sống đạo đức và pháp luật nước ta. Đó là hiện tượng suy thoái về đạo đức đến mức báo động trong mọi tầng lớp dân cư, nó đã len lỏi vào từng ngõ xóm, vào từng gia đình và tại các cơ quan công quyền tình trạng đó càng diễn biến phức tạp hơn. Trong cuộc chạy đua theo đồng tiền, nhiều giá trị đạo đức truyền thống đã bị trà đạp, sức khỏe, tính mạng con người bị coi rẻ...

Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể “đổ lỗi” hoàn toàn cho kinh tế thị trường. Tại thời điểm giao thời này sự biến đổi, thích nghi chậm chạp của “cái cũ” với điều kiện hoàn cảnh mới cũng chính là nguyên nhân gây nên những xáo trộn tiêu cực trong đời sống xã hội trong đó có đao đức. Có thể nói sự yếu kém, bất cập của hệ thống pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật là một trong những vấn đề cần được đề cập tới. Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy hiện tượng chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các văn bản pháp luật là rất phổ biến. Trong nhiều lĩnh vực còn thiếu

sự điều chỉnh của pháp luật, pháp luật chưa dự đoán được những vi phạm pháp luật có thể xảy ra....điều này đã tạo ra nhiều khe hở cho kẻ xấu lợi dụng thu lợi bất chính.

Đánh giá tình trạng xuống cấp của đạo đức hiện nay không thể không nói đến những nguyên nhân chủ quan. Đó là sự yếu kém của cơ chế quản lý, hiện tượng vi phạm kỷ cương, pháp luật của chính đội ngũ cán bộ công chức- những người được nhà nước trao quyền, nhân danh nhà nước thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật. Đó là việc vi phạm nguyên tắc tính thống nhất của pháp chế trong lĩnh vực xây dựng và ban hành pháp luật của một số cơ quan nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ trục lợi nhờ vào những sở hở của các văn bản pháp luật.

Có thể nói tình trạng tham nhũng hiện nay là biểu hiện rõ nét nhất của sự xuống cấp về mặt đạo đức của các cán bộ công chức nhà nước. Đó là “căn bệnh” của những người có chức, có quyền lợi dụng danh nghĩa nhà nước thu lợi bất chính. Tham nhũng tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đối với một đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình như nước ta hiện nay thì mức độ nghiêm trọng và phức tạp là rất lớn. “tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với sự nghiệp đổi mới của chúng ta, không chỉ là một nguy cơ đe dọa quá trình đổi mới mà thực sự trở thành một thảm họa đối với đất nước”[10]. Đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng hiện nay phải xem xét cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mặt trái của cơ chế thị trường cùng với sự hội nhập vào môi trường quốc tế đã có những tác động tiêu cực đến ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của người cán bộ công chức. Với sự đề cao lợi ích cá nhân, chạy theo lối sống thực dụng, hưởng thụ, nhiều cán bộ công chức đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, sử dụng mọi thủ đoạn biển thủ tiền của nhà nước phục vụ cho những nhu cầu “tầm thường” của mình. Sự xuống cấp về đức con người, đạo đức cách mạng cùng với sự

“hám lợi” đã khiến họ không chút mảy may cảm thấy ray rứt trước hành động của mình mà trái lại còn lạnh lùng trà đạp lên cả tình thân. Hiện nay, tình trạng tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, lan rộng trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều vụ án tham ô, hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đã được đưa ra ánh sáng và người đứng trước vành móng ngựa lại chính là những cán bộ giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước. Những vụ án lớn như Vũ Xuân Trường, Phùng Long Nhất là bài học đắt giá đối với những kẻ hám lợi mà quên đi đạo đức người cán bộ cách mạng. Nguy hiểm hơn nữa đó là đã có sự móc ngoặc, câu kết giữa những kẻ kinh doanh buôn bán trái phép với những “ông quan tham nhũng” tạo ra nhiều đường dây làm ăn phi pháp. Điển hình là các vụ án: Năm Cam, Mai Văn Dâu....Theo một thông báo của ngành Thanh tra năm 1997, thực hiện thanh tra 9739 vụ cho thấy số tiền và tài sản vi phạm 1729 tỷ đồng, 1.2 triệu đôla Mỹ, 4.6 triệu Yên, 1067 lạng vàng, 5328 ha đất…Đã xử lý 4.419 cán bộ (5 cấp tỉnh, 16 cấp vụ, 105 cấp huyện, 1tổng giám đốc, 102 giám đốc..).

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho ý chí chủ quan ham cái lợi trước mắt, chạy theo lợi ích cá nhân của cán bộ công chức mà cũng cần phải nhìn nhận lại những nguyên nhân khách quan khác. Có thể nói chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức ở nước ta hiện nay mặc dù đã được cải thiện so với trước nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và nuôi sống gia đình. Trong khi đó nhu cầu cuộc sống ngày càng gia tăng, với đồng lương ít ỏi không đủ để họ trang trải cuộc sống. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho sự tha hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ phát triển với những biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, tham ô, biển thủ tài sản nhà nước ....

Có thể nói tham nhũng là một căn bệnh nguy hiểm khó có thể chữa trị trong một sớm một chiều. Vì vậy, công tác phòng và chống tham nhũng có

vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi có sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Nhận thức được điều đó, trong những năm vừa qua công tác phòng chống tham nhũng đã được Đảng và Nhà nước ta triển khai, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Vấn đề xử lý cán bộ gặp nhiều khó khăn do sự thiếu hụt và bất cập của các văn bản pháp luật về quản lý cán bộ công chức, công tác thanh tra, kiểm tra bị buông lỏng. Nạn tham nhũng không thể giải quyết một cách triệt để khi còn những kẻ chạy vì chạy theo lợi ích cá nhân mà quên đi đạo đức làm người. Lợi ích cá nhân một mặt nó khuyến khích sự năng động sáng tạo vốn có trong mỗi con người nhưng mặt khác nó cũng là “con quỷ” chi phối hành vi con người, làm xói mòn giá trị đạo đức.

Vấn đề đạo đức trong kinh doanh đang hiện nay được xem là vấn đề nổi cộm và cần sự lên án của xã hội. Chỉ vì cái lợi trước mắt, những người sản xuất, kinh doanh bất chấp pháp luật, sử dụng mọi thủ đoạn nhằm thu lợi bất chính. Những hành vi như gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế, kinh doanh trái phép diễn ra một cách công khai trên thị trường trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Nguy hiểm hơn, vì cái lợi trước mắt người ta sẵn sàng quên đi sức khỏe của cộng đồng, thậm chí cả mạng sống con người. Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay. Những hành vi đó đều là những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh đang ngày một phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường ngày nay.

Tình trạng vi phạm đạo đức không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Ma lực của đồng tiền đã khiến người ta quên đi những giá trị đạo đức nghề nghiệp. Ở những ngành nghề được đề cao, trọng vọng nhất trong xã hội cũng đã và đang diễn ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức. Với ngành Y đó là tình trạng do chạy theo đồng

tiền nhân viên y tế đã không chăm sóc đầy đủ cho những người nghèo, hắt hủi thậm chí bỏ rơi họ. Đã có những trường hợp bệnh nhân phải bỏ mạng vì sự thờ ơ thiếu trách nhiệm và vô đạo đức của đội ngũ bác sỹ y tá và người dân chỉ còn biết kêu “trời”. Với ngành giáo dục đó là tình trạng bạo lực học đường, chạy theo thành tích, chạy điểm, chạy bằng...điều này đã làm sản sinh ra một thế hệ chỉ biết đến đồng tiền mà quên đi những giá trị nhân văn tốt đẹp.

Xây dựng nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập vào khu vực và thế giới là nhu cầu tất yếu. Quá trình hội nhập cùng với sự tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới một mặt làm phong phú thêm đời sống văn hóa và tinh thần của người dân nhưng mặt khác nó cũng đã du nhập vào nước ta những sản phẩm văn hóa độc hại đi ngược với đạo lý, truyền thống dân tộc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những sản phẩm văn hóa đã len lỏi vào từng ngõ xóm, vào mỗi gia đình và giới trẻ chính là đối tượng tiếp cận một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất với những biểu hiện rất đa dạng đó là lối sống lai căng, coi nhẹ văn hóa, lối sống ích kỷ đề cao cái tôi cái nhân không quan tâm đến những người xung quanh. Học đường được coi là cái nôi ươm mầm xanh cho đất nước cũng bị ảnh hưởng bởi những tệ nạn ngoài xã hội Những hiện tượng như nghiện hút xì- ke, ma tuý, nạ cờ bạc, gái mại dâm, cướp giật có băng đảng, lối ăn chơi thác loạn bất chấp đạo lý....Trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều những băng nhóm phạm tội giết người, cướp của, là những thiếu niên đang còn độ tuổi cắp sách đến trường. Theo số liệu thống kê tại các trại cai nghiện thì hầu hết đối tượng nghiện hút còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên….Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng trong lứa tuổi thanh thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Lối sống chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích cá nhân len lỏi vào từng gia đình đã phá vỡ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó là sự giáo dục, đoàn kết, thương yêu, chăm sóc lẫn nhau, sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình. Hiện tượng ly hôn, sinh con ngoài giá thú chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ không nơi nương tựa. Đây là đối tượng dễ có điều kiện tiếp xúc với các tệ nạn xã hội. Những hiện tượng tượng học sinh đánh thày cô giáo, con cái hắt hủi bố ngày càng gia tăng. Mối quan hệ ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình giữa ông bà bố mẹ với con cái và nghĩa vụ của con cái đối với ông bà cha mẹ đã bị phá vỡ trước cuộc mưu sinh kiếm tiền. Mỗi gia đình một tế bào của xã hội, cuộc sống gia đình bị xáo trộn lẽ đương nhiên trật tự xã hội cũng sẽ không còn.

Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhưng nguy hiểm hơn cả là có một bộ phận không nhỏ những cán bộ, đảng viên cũng bắt đầu rời xa lý tưởng chạy theo lối sống, xa hoa. Điều này đã làm giảm đi niềm tin của quần chúng vào Đảng, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước. Việc tiếp thu vội vã những quan niệm giá trị đạo đức mới như sự đề cao quá mức lợi ích cá nhân, các quyền tự do khiến con người lầm đường lạc lối. Đã có những cá nhân lợi dụng danh nghĩa quyền tự do, quyền con người để cố tình hiểu sai pháp luật có những hành vi xâm hại lợi ích xã hội. Lợi ích cá nhân bản thân nó không phải làm cho con người trở nên xấu xa mà chính con người lợi dụng danh nghĩa bảo vệ lợi ích cá nhân đã xâm hại nghiêm trọng đến những chuẩn mực đạo đức xã hội. Biểu hiện của nó là thái độ coi thường đạo đức truyền thống, chạy theo lối sống xa hoa hưởng lạc, lợi dụng lòng tin của người khác nhằm trục lợi cá nhân. Hiện tượng làm ăn phi pháp được núp dưới danh nghĩa “từ thiện” diễn ra ngày càng phổ biến, nhiều cá nhân sử dụng hoạt động từ thiện để đánh bóng tên tuổi, che đậy những hành vi xấu xa của mình...

Như vậy, có thể nói tình trạng xuống cấp về đạo đức ở nước ta hiện nay không phải chỉ xuất phát từ nguyên nhân khách quan là sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu, hội nhâp mà còn xuất phát từ ý chí chủ quan của con người tự chọn cho mình lối sống hưởng thụ, buông thả. Trong môi trường cạnh tranh đề cao lợi nhuận, con người đã sử dụng “trăm phương ngàn kế” bất chấp pháp luật, đạo đức nhằm đạt được mục đích của mình. Để đáp ứng cho lối sống xa hoa nhiều người đã chấp nhận kiếm tiền bằng mọi giá sử dụng những thủ đoạn nguy hiểm xâm hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Trong cuộc chạy đua theo lợi ích vật chất ấy con người đã đánh mất lương tâm, đạo lý làm người, nền tảng đạo đức xã hội vì thế mà bị xói mòn.

Trên đây là một vài nhìn nhận, đánh giá về thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay. Đạo đức là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, khi điều kiện kinh tế thay đổi thì đương nhiên nó cũng sẽ vận động, biến đổi theo. Tuy nhiên việc hướng nó vận động theo chiều hướng nào thì cần có sự định hướng từ phía Nhà nước. Hiện nay chúng ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa thượng tôn cả pháp luật và đạo đức. Nền kinh tế thị trường đã có những tác động mang tính hai chiều đến đời sống đạo đức theo hướng tích cực và tiêu cực. Một mặt nền kinh tế thị trường làm hình thành những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống nhưng mặt khác kinh tế thị trường cũng đã có những tác động tiêu cực dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, lương tâm con người. Hướng tới mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền nhân nghĩa, đòi hỏi Nhà nước ta cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế, khắc những tác động tiêu cực, phản tiến bộ đến đời sống đạo đức

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Trang 42 - 48)